Oxbridge Oxbridge Oxbridge
Oxford là trường Đại học đầu tiên ở Anh xuất hiện vào thời Trung cổ, trong giai đoạn các loại học viện khác nhau có mặt ở khắp nơi. Oxford ra đời đánh dấu một bước tiến của nền giáo dục bậc cao Vương quốc Anh, và là một trong những sáng tạo mang tính đột phá thời bấy giờ.
Oxbridge (tên gọi chung của Oxford và Cambridge) đặt chỉ tiêu thiết lập cho sinh viên một hệ tri thức hoàn toàn trái ngược với quy tắc chuẩn mực của hệ thống giáo dục Trung cổ. Phải công nhận hệ thống đào tạo của Oxbridge được áp dụng rộng rãi và tồn tại cho đến ngày nay: sinh viên được nhận vào trường Đại học tổng hợp (University) và sau đó lựa chọn cho mình một khóa học phù hợp với ý nguyện ở các trường thành viên (Col-lege).
Hiện tại, Oxbridge vẫn giữ vị thế là những trường Đại học thu hút sinh viên và học giả từ khắp nơi trên thế giới, không chỉ bởi tuổi đời đã được ba phần tư thiên niên kỷ, mà còn vì hai trường này cung cấp cho sinh viên những khóa coursework (học theo tín chỉ, hay còn gọi là taught course) và research (hoàn thành khóa học bằng cách làm bài nghiên cứu) chất lượng nhất.
Mục Lục
Oxford Oxbridge
Năm 872, Alfred Đại Đế thành lập Đại học Oxford sau cuộc tranh luận học thuật kéo dài nhiều ngày với các tu sĩ. Trong nỗ lực khuyến khích nền giáo dục phát triển, vị Đại Đế này đã thành lập các cụm trường Đại học trên khắp lãnh thổ. Không phụ lòng ông, cuối thế kỷ 12, Oxford trở thành nơi giảng dạy cho các giáo sĩ, từ đó, các trường Đại học khác bắt đầu xuất hiện.
Oxford được quảng bá rộng rãi và rầm rộ vào năm 1167 vì mục đích chính trị và vua Henry II yêu cầu tất cả sinh viên Anh đang theo học Đại học Paris quay trở về, hầu hết số sinh viên này vào Oxford. Các sinh viên này đã làm cho Oxford thêm phần hoành tráng và tiếng tăm thêm lừng lẫy.
Ban đầu, Oxford chỉ bao gồm một nhóm các trường thành viên và trường liên kết, không có trung tâm đầu não. Các trường thuộc Đại học Oxford nằm rải rác khắp thành phố, điều này có nghĩa là các sinh viên theo học cũng có mặt ở mọi nơi. Họ thuê phòng của nhà dân và mọi chuyện vẫn yên bình một thời gian cho tới khi người dân ở Oxford nghĩ rằng nên tăng giá tiền thuê phòng đối với sinh viên và học giả. Một cuộc tranh chấp kéo dài xảy ra giữa lực lượng sinh viên – học giả và người dân đã đẩy Oxford tới thế phải xây dựng tòa nhà dành riêng cho việc cư trú của sinh viên. Những tòa nhà mới này đóng góp không ít vào mặt cảnh quan, tạo nét đặc trưng cho thành phố.
Cambridge Oxbridge
Ngoài Oxford thì Cambridge cũng là trường Đại học nghiên cứu nổi tiếng, tọa lạc tại thành phố Cambridge của Vương quốc Anh. Đây là một trong ba trường Đại học lâu đời nhất thế giới hiện vẫn còn hoạt động.
Sau vụ sinh viên Oxford tranh chấp với người dân vì tiền thuê nhà tăng lên, một số sinh viên vì bất mãn mà bỏ sang thành phố Cambridge, thành lập một hội đoàn và cùng nhau xây dựng một trường Đại học mới mang tên Đại học Cambridge.
Để phân biệt với sinh viên nơi khác, sinh viên Cambridge thường được gọi thêm “Cantab” sau tên của mình. Từ này viết tắt từ Cantabrigiensis, tiếng Latin là Cambridge. Và đây trở thành cơ sở giáo dục bậc cao uy tín của thế giới.
Điểm khác biệt giữa Oxford và Cambridge
1. Oxbridge
Thành phố Oxford, nơi đóng đô của Đại học Oxford là một thành phố lớn có nhiều nhà máy công nghiệp. Trong khi thành phố Cambridge nhỏ hơn, bù lại, ít ô nhiễm hơn.
2.
Khu vực quanh Đại học Cambridge được gọi là Silicon Fen, tập trung nhiều nhà sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Oxford là đại bản doanh của hãng ôtô BMW, thậm chí hãng này còn sản xuất một loại xe mini dành riêng cho Đại học Oxford.
3.
Từ JCR thường dùng để chỉ những nam sinh viên chưa tốt nghiệp, nhưng ở Cambridge, từ này viết tắt của “Junior Combination Room” còn ở Oxford là “Junior Common Room”.
4. Oxbridge
Ở Cambridge, sinh viên gọi ba học kỳ của năm học là Michaelmas, Lent và Easter trong khi Oxford gọi là Michaelmas, Hilary và Trinity.
5.
Hầu hết ở các trường thành viên của Cambridge gọi khoảng cỏ trống là “courts”, còn Oxford thì gọi là “quadragles” hay “quads”.
6.
Sinh viên Oxford chỉ có thể đăng ký học những lớp họ thật sự yêu thích, còn ở Cambridge, sinh viên toàn quyền được đăng ký tất cả các lớp học mà nhà trường mở ra.
7. Oxbridge
Vòng phỏng vấn để quyết định một sinh viên có được nhận vào trường hay không thường diễn ra vào giữa tháng 12 ở cả hai trường. Ở Oxford, nhà trường sẽ thông báo kết quả phỏng vấn trước lễ Giáng Sinh còn Cambridge thì có thể kéo dài tới tận tháng 1 sinh viên mới nhận được kết quả. Bù lại, thí sinh phỏng vấn vào Cambridge sẽ được trao cơ hội lần thứ hai, nếu lỡ lần phỏng vấn đầu tiên bị trượt.
8.
Cambridge không bắt buộc sinh viên mặc đồng phục, trong khi sinh viên Oxford phải mặc bộ lễ phục “Sub Fusc” khi tham gia các kỳ thi. Và, danh vị Tiến sĩ Tâm lí học được ghi là DPhil ở Oxford, và ở Cambridge vẫn sử dụng PhD. Ngoài ra, phương thức học một-kèm-một được gọi là “supervision” ở Cambridge, còn ở Oxford, người ta gọi là “tutorial”.
9. Oxbridge
Oxford và Cambridge đều nổi tiếng với giới điện ảnh. Trường Oxford được chọn làm hình ảnh cho ngôi trường phù thủy Hogwarts, và trường King College Chapel của Cambridge cũng xuất hiện trong nhiều bộ phim.
10.
Sinh viên cả hai trường đều được tham gia thí nghiệm từ rất sớm. Phòng thí nghiệm Clarendon và Viện Vật lý Lý thuyết của Oxford là nơi làm việc của các giáo sư lừng danh như Rudolph Ernerst Peirls, Richard Dalitz và David Ter Haar. Tuy nhiên, khoa Vật lý tại Cambridge lại được đánh giá tốt hơn với phòng thí nghiệm Canvendish thành lập hồi 1871.
11.
Oxford có những truyền thống lâu đời và không kém phần kỳ lạ. Time Ceremony – Lễ Thời gian được cử hành bằng cách các sinh viên tụ tập và “đi lùi” quanh khu vực Fellows’ Quad vào sáng sớm Chủ Nhật cuối cùng của tháng 10. Mọi người thường đi lùi thành hàng dài để duy trì sự liên tục của không gian, thời gian.
12.
Cuộc đua thuyền đáy bằng diễn ra trên sông Thame giữa hai trường Oxford và Cambridge đã được 180 năm. Năm 2012, cuộc đua lần thứ 158 giữa hai trường đã kết thúc với phần thắng thuộc về Cambridge. Trường Oxford đã đòi tổ chức lại sau khi cuộc đua bị hoãn vì một kẻ quấy rối.
Kết
Tuy khác biệt ở nhiều điểm, nhưng hai trường đều có những chính sách tuyệt vời dành cho sinh viên. Mỗi sinh viên quyết định sống ở ký túc xá trường đều phải nhận một giáo viên bảo trợ (advisor). Người này sẽ thường xuyên tư vấn, theo sát sinh viên trong vấn đề nghiên cứu, học tập cũng như những vấn đề sinh viên gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Địa chỉ: 19 đường 46, phường Thảo Điền, quận 2, Tp.HCM
SĐT: +84 90 336 12 87
Email: enquiries@thetreeacademy.edu.vn
Đăng ký tư vấn miễn phí: https://goo.gl/iwME68
The Tree Academy
Có thể bạn quan tâm: