Nếu hỏi Na Uy có gì nổi tiếng thì câu trả lời là: đồi núi, Phi-o, một lịch sử biển huy hoàng, cuộc sống dọc bờ biển đặc sắc, những đêm hè có ánh mặt trời, những vận động viên xuất sắc trong các mùa Thế vận hội mùa đông.
À, còn cả hệ thống giáo dục đại học nữa!
Đại học tốt nhất Na Uy, đại học Oslo, nằm trong danh sách 100 đại học tốt nhất thế giới (theo QS Ranking 2013/14). Đây quả là tin tốt cho những ai đang phân vân có nên du học ở Na Uy hay không.
Vậy thì đây là những lí do khác sẽ làm bạn bớt phân vân, mà chắc chắn sẽ chọn đi Na Uy để học:
Nếu được hỏi nước nào giàu nhất thế giời, chắc chắn sẽ rất ít ai nhắc đến Na Uy. Tuy nhiên, với nguồn dầu khí dồi dào, thu nhập tính theo đầu người của dân Na Uy cao thứ 4 trên thế giới, nên mức sống cũng rất cao, và chất lượng sống cũng không có lí do gì mà không được xếp vào hạng cao.
Na Uy hiện là thành viên của rất nhiều tổ chức thế giới: Liên Hiệp Quốc, NATO, WTO, OECD … Một trong những điều các bạn cũng nên quan tâm là: Na Uy tuy không là thành viên chính thức của EU nhưng lại thuộc khối Schengen. Vì thế, với visa Schengen, các bạn vẫn được quyền nhập cảnh vào Na Uy.
Có thể nói Na Uy là đất nước dung hòa được cả quá khứ huy hoàn và tương lai đầy hứa hẹn. Trong quá khứ, Na Uy có lí do để tự hào về kịch gia Henrik Ibsen và họa sĩ Edvard Munch, tác giả bức Tiếng Thét (The Scream), một trong những bức họa nổi tiếng nhất thế giới, sánh ngang với Mona Lisa. Hiện tại, Na Uy là người tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển lĩnh vực thiết kế, kiến trúc đương đại.
Na Uy được biệt đãi từ thiên nhiên. Fiord (Vịnh hẹp, hoặc Phi-o) là một đặc trưng của đất nước này; đến nỗi nó đã được Anh hóa từ tiếng Na Uy. Phi-o Geiranger ở vùng Sunnmøre đã được liệt vào danh sách kỳ quan thiên nhiên thế giới của UNESCO. Nếu một ai đó đến Na Uy để du lịch, thì bởi vì họ muốn xem 2 thứ: Phi-o và hiện tượng Cực quang. Đây là hiện tượng ánh sáng mặt trời xuất hiện vào những đêm hè.
Chắc hẳn đến đây, bạn đã rất yêu thích đất nước này rồi, nhưng còn có chút lo lắng về thời tiếng lạnh lẽo. Thế nghĩa là bạn vẫn chưa nghe đến dòng hải lưu Gulf Stream rồi. Đây là dòng hải lưu ấm, nên khiến cho nhiều vùng dọc bờ biển của Na Uy ấm hơn hẳn các miền khác.
Các đại học ở Na Uy
Giáo dục đại học ở Na Uy bao gồm những đại học công và đại học tư. Vài đại học chỉ đào tạo một số ngành chuyên môn, những đại học khác thì theo mô hình đào tạo toàn diện. Cũng có vài trường tương tự Cao đẳng ở Việt Nam, chú trọng phát triển kĩ năng nghề.
Những trường nằm trong bảng xếp hạng của QS 2013/2014 đều là những trường công lập: Đại học Oslo (hạng 89), đại học Bergen (hạng 151), đại học khoa học kĩ thuật Na Uy (hạng 251), và đại học University of Tromsø (hạng 306)
Na Uy cũng vừa kí tham gia quy trình Bologna để có thể hòa nhập vào hệ thống giáo dục châu Âu. Theo quy trình này, sinh viên theo học tại các trường ở Na Uy sẽ dể dàng chuyển đổi các tín chỉ để được công nhận tại hầu hết các trường khác tại châu Âu, và cả trên thế giới.
Chỉ mất 3 năm cho bậc học Cử nhân và 2 năm cho bậc Thạc sĩ tại Na Uy. Nếu muốn học tiếp lên Tiến sĩ, bạn sẽ tốn thêm 3 năm nữa. Hoặc sau khi đã hoàn tất bậc học phổ thông, bạn có thể học liền mạch 5 năm đến bậc Thạc sĩ luôn. Cách học này khá phổ biến trong ngành kiến trúc, quản trị kinh doanh, kĩ sư, lâm nghiệp, và ngành luật.
Nếu bạn muốn trải nghiệm nền giáo dục truyền thống của Na Uy, hãy theo học chương trình đào tạo định hướng chuyên nghiệp . Chương trình này không thể được công nhận, chuyển đổi tại các hệ thống giáo dục khác, và kéo dài trong 6 năm liền.
Học tại Na Uy, học bằng tiếng Anh
Na Uy có hơn 200 chương trình thạc sĩ giảng dạy (taught master’s programs) bằng tiếng Anh, và rất nhiều chương trình dành cho bậc cử nhân, cũng bằng ngôn ngữ quốc tế này. Ví dụ, đại học Oslo có rất nhiều khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh trong các khóa về nhân văn, khoa học xã hội, luật, toán, khoa học tự nhiên, giáo dục, lâm nghiệp, công nghiệp năng lượng. Đăng kí học tại đây, sinh viên không bắt buộc phải biết tiếng Na Uy.