Du học Scandinavia – Một vài nét sơ lược

Đối với những ai có dự định đi du học tại Châu Âu thì ít nhất một hãy thử nghía sơ qua và tìm hiểu các trường đại học tại Scandinavia nhé. Nếu bạn đã chọn Scandinavia làm đích đến, thì bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn với quyết định của mình đấy.

Trước khi vào nội dung chính thì tụi mình cùng nhau củng cố kiến thức tí xíu ha. Scandinavia là tên gọi dùng để chỉ tổ hợp 3 nước gồm: Thụy Điển, Na Uy, và Đan Mạch. Còn bán đảo Bắc Âu thì bao gồm Scandinavia, Phần Lan và Iceland.

du học scandinavia
Scandinavia map

Hỗ trợ về lĩnh vực nghiên cứu và sáng tạo

Nếu chỉ được dùng một từ để miêu tả tất cả các quốc gia thuộc Scandinavia, thì không còn từ nào thích hợp hơn bằng “cải tiến”.  Các quốc gia Bắc Âu (Scandinavia, Phần Lan và Iceland) đều đồng lòng chiếm giữ vi trí trên các bảng khảo sát toàn cầu ở lĩnh vực cải tiến . Theo bảng xếp hạng về “Sự cải tiến toàn cầu năm 2013” của INSEAD thì Thụy Điển chiếm vị trí thứ 2 (chỉ đứng sau Thụy Sĩ), thứ 6 là Phần Lan, thứ 9 là Đan Mạch, trong khi đó Iceland đóng đô tại hạng thứ 13 và cuối cùng là Na Uy với hạng 16.

Còn dựa trên những tiêu chí khác của bảng ranking “50 quốc gia cải tiến nhất” thuộc Bloomberg năm 2013 thì Phần Lan xếp hạng tháng 4, Thụy Điển hạng 5, Đan Mạch vẫn giữ hạng 9 và theo sau đó là Na Uy với hạng 13, Iceland chiếm đóng ở vị trí 20. Chính nhờ vào phần trăm tổng sản phẩm nội địa (GDP) và số lượng các nhà nghiên cứu R&D trên mỗi triệu dân, mà khu vực Bắc Âu (và các trường đại học tại đây) trở nên có lợi thế hơn trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Với thiện chí hỗ trợ, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng, mọi ý tưởng mới đều được tôn trọng và xem xét để biến thành sản phẩm thực sự.

Để chứng minh rằng đây không chỉ là lời nói suông, The Tree Academy sẽ lấy một ví dụ điển hình tại Phần Lan: công ty Helsinki Think đã được ra đời vào năm 2013, kể từ khi chính phủ của thành phố này quyết định bắt tay hợp tác với trường đại học Helsinki ( xếp hạng thứ 78 năm học 2012/13 theo bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu của QS). Các bạn có thể hình dung công ty Helsinki Think như một networking được xây dựng nhằm tập hợp tất cả những sinh viên, học giả và doanh nghiệp trẻ; các ý tưởng sẽ được hỗ trợ về mặt chuyên môn và tài chính, và ngay cả khi bạn cần tìm kiếm một nhóm hoàn chỉnh để thực hiện ý tưởng của mình, Helsinki cũng sẽ giúp bạn.

Trong khi đó tại Thụy Điển, “Các cơ hội mở tại các trường đại học Thụy Điển ngày càng nhiều, việc tương tác theo nhóm ngày một được chú trọng hơn. Tôi cho rằng việc áp dụng phương pháp phù hợp để giảng dạy, hay tạo dựng tính trách nhiệm cho sinh viên, chính là mấu chốt để thúc đẩy sự cải tiến ở mọi lĩnh vực.”, ông Carl-Fredrik Miles, phó giám đốc đại diện cho hội sinh viên và ngoại giao quốc tế của trường đại học West, tin rằng việc chú trọng phát triển nền giáo dục sẽ góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực R&D.

Một số trường đại học tốt nhất thế giới

Với thế mạnh ngút trời ở lĩnh vực nghiên cứu và cải tiến, không còn nghi ngờ gì khi Scandinavia nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung đã sản sinh ra 23 trường nằm trong top 500 trường đại học tốt nhất thế giới. Trong đó, có 8 trường thuộc Thụy Điển, 8 trường thuộc Phần Lan, 5 của Đan Mạch và 4 của Na Uy.

Du học Scandinavia
Scandinavia Universities

Tuy “23” không phải là một con số lớn, hay thậm chí có thể nói là thấp hơn so với các quốc gia như Anh Quốc, Đức hay Mỹ. Thế nhưng điều đó không mấy quan trọng. Bởi vì cũng như các bạn biết dân số của vùng Scandinavia rất ít. Do đó số lượng trường đại học tại nơi đây cũng hiển nhiên ít theo. Bên cạnh đó, nếu ta thử cộng tổng số dân của cả 4 quốc gia Thụy Điển, Na-Uy, Đan Mạch và Phần Lan, thì cũng chỉ có 25.6 triệu người. Con số này chỉ bằng một nửa so với Anh Quốc (nhiều hơn 63 triệu dân) và hoàn toàn không là gì đối với cường quốc như Mỹ với số dân lên đến 316 triệu người.

Thế nhưng, các kết quả đó chỉ mang tính chất tham khảo. Đôi khi vì chưa đáp ứng được ở một số tiêu chí đề ra mà đã có rất nhiều trường hợp các trường danh tiếng khác lại không thấy trong bảng xếp hạng. Điển hình là trường hợp của trường Kinh tế Stockholm (Stockholm School of Economics) tại Thụy Điển hay học viện Karolinska ( học viện y dược). Vì vậy trước khi ra quyết định cuối cùng, các bạn cần đào sâu thêm thông tin về những trường xung quanh khác.

Phong cách sống đầy thú vị của người vùng Scandinavia

Ngoài việc lưu tâm đến các trường đại học, thì phong cách sống, cuộc sống tại Scandinavia cũng là một trong những yếu tố đầy thu hút khác mà bạn cần nên biết. Có thể khí hậu nơi đây không phải lý tưởng nhất, thế nhưng tất cả các thành phố thuộc vùng Scandinavia đều được biết đến như những nơi có chất lượng cuộc sống cao, những hệ thống hỗ trợ xã hội cao cấp, và dẫn đầu trong các bảng xếp hạng từ chính sách bình đẳng giới đến bảo vệ môi trường.

Các thủ đô của vùng Bắc Âu này còn rất nổi tiếng vì thường xuyên được đánh giá cao ở các chỉ tiêu về mức sống trên toàn thế giới, chẳng hạn như: Copenhagen với vị trí thứ 9, Stockholm 19, Helsinki và Oslo đồng hạng 32 trong cuộc khảo sát chất lượng cuộc sống của Mercer.

Thế nhưng nếu bạn trông chờ và gửi gắm trái tim đến những tòa nhà cao chọc trời, những hệ thống vô cùng “oách như xà-lách” dưới lòng đất như ở New York hay London, thì hãy tìm quên Scandinavia đi nhé. Bởi vì những con người thuộc vùng Bắc Âu này, họ yêu thiên nhiên và chuộng một cuộc sống với không khí thoáng đãng, thoải mái với không gian rộng lớn, hiền hòa. Đó là một ưu điểm khá hay của họ chứ các bạn nhỉ?! Bởi vì dù khoa học xã hội có tối tân cách mấy, cuộc sống của họ có phát triển đến đâu thì những yếu tố về thiên nhiên vẫn được giữ gìn bảo tồn rất tốt ở nơi đây.

Du học Scandinavia
Scandinavian people

The Tree Academy xin trích lại một đoạn cảm nhận của anh chàng Mỹ Lucas Tiley đã từng tốt nghiệp bằng thạc sĩ Kinh tế tại đại học Uppsala của Thụy Điển:

 “ Tôi đã thực sự bị cuốn hút bởi những nét đẹp văn hóa và ngôn ngữ ở nơi đây. May mắn thay cuộc sống ở nơi đây có rất nhiều điểm tương đồng với quê hương tôi cho nên tôi đã không phải trải qua những cú shock về văn hóa như những bạn du học sinh khác. Thế nhưng tôi biết chắc rằng ở mảnh đất này vẫn còn rất nhiều những điều mới mẻ khác mà tôi có thể học hỏi để trau dồi kiến thức và vốn sống còn ít ỏi của mình.“

Bạn thấy đấy, làm sao có thể không yêu khi núi rừng thiên nhiên ở Bắc Âu quá đẹp, quá nên thơ, rồi những con phố mang phong thái yên bình, cổ kính ở Stockholm, Oslo, Aarhus…

Cơ hội để được du học miễn phí tại nơi đây, có hay không?

Câu trả lời ở đây là “CÓ”. The Tree Academy chúc mừng các bạn nhé! Vì tuy chi phí sinh sống tại các quốc gia Bắc Âu có thể đắt đỏ. Thế nhưng điều đó lại hoàn toàn trái ngược khi nói đến học phí. Chắc các bạn cũng biết học phí nơi đây được xét là thấp và thậm chí bạn còn có thể được học miễn phí nữa.

Ở Phần Lan, một số chương trình đại học và Tiến sĩ được tính miễn phí cho một số trường hợp. Thế nhưng, nếu bạn không thuộc khối liên minh Châu Âu hoặc khu vực Kinh tế Châu Âu, thì khi tham gia một số chương trình thạc sĩ tại đây, bạn vẫn phải chi trả với mức phí từ 2,500€ -12,000€ (tương đương 3,300$-15,700$)/ năm. Chính sách này hiện đang được thử nghiệm cho đến cuối năm 2014.

Còn đối với Na Uy, dù bạn đến từ bất kì quốc gia nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ cho hầu hết các khóa học tại các trường công lập thuộc Na Uy. Chi phí cho những khóa học đó không quá đắt, từ 300-600NOK ( tức khoảng 50-100$)/ học kì, so với các quốc gia khác thì chi phí này không đáng gì cả. Theo Ad biết thì khoảng phí đó là bao gồm lệ phí thi và một semester card, còn chuyện tiền học phí thì đã có chính phủ lo. Hoan hô!!!

À, còn trường hợp ở các trường đại học tư nhân tại Na Uy thì bạn vẫn phải trả phí. Nhưng yên tâm, thông thường thì chi phí cũng không cao đâu, chỉ đối với một số khóa học chuyện biệt về thạc sĩ thì có thể cao thôi. Nếu các bạn du học sinh nào muốn săn học bổng thì Ad xin thông báo với các bạn là hãy tiến hành săn lùng nhé. Vì du học sinh quốc tế như chúng ta cũng được ưu tiên nhiều lắm đó.

Ad biết, ngoài vẫn đề “tiền nong” ra thì vẫn còn một vấn đề khác mà khiến các bạn du học sinh chúng ta tră trở, đó là về “ngôn ngữ” đúng không nè?! Thế thì để The Tree Academy cập nhật hộ thông tin cho bạn luôn nhé. Rằng tuy đa phần những khóa học tại đây đều được dạy bằng tiếng bản ngữ. Thế nhưng, vì số lượng du học sinh hằng năm đến đây cũng tương đối cao, do đó mà họ vẫn mở các lớp dạy bằng tiếng anh các bạn nha. Cụ thể hơn một xí là ở Thụy Điển thì có hơn 600 chương trình dạy bằng tiếng anh ở cả chương trình đại học, lẫn thạc sĩ. Trong khi đó thì Đan Mạch và Phần Lan cũng tổ chức 500 chương trình dạy bằng tiếng anh luôn.

Chậc, Ad hi vọng là thông qua bài này The Tree Academy đã có thể hỗ trợ cho các bạn một cái nhìn tổng quát hơn về các trường đại học tại Scandinavia và bán đảo Bắc Âu nói chung nhé. Vỗ tay vì một tương lai tươi sáng nào. Yay!!!

The Tree Academy