Du học Malaysia

Bạn biết gì về Malaysia và du học Malaysia?

Trước hết, lãnh thổ Malaysia bị chia tách làm hai bởi biển Đông, nơi hội tụ và kết tinh của các nền văn hoá lớn cùng nền địa lý đa dạng – đi kèm thảm thực vật phong phú và một thủ đô hiện đại mang tầm vóc của tương lai, đã tạo nên một đất nước Malaysia đa sắc thái, đa văn hoá và đa dân tộc.

Bạn sẽ không thể nào không bị quyến rũ bởi vẻ đẹp tự nhiên đầy mê hoặc của những cánh rừng mưa nhiệt đới trường tồn cùng năm tháng qua đi, những công viên quốc gia tân thời và những bãi biển ngập tràn ánh nắng rực rỡ. Cũng tại đây, mọi giác quan của bạn sẽ phải hoạt động hết công suất để có thể cảm nhận được hết những nét đặc sắc không thể nhầm lẫn, lúc thì đến từ những khu chợ địa phương đầy màu sắc, khi thì từ tổ hợp san sát nhau của các đền thờ Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, và nhiều khi từ chính những lễ hội thường niên nhiều không đếm xuể, bao gồm cả truyền thống lẫn mới du nhập gần đây. Bên cạnh đó, Malaysia là một trong những quốc gia sở hữu nền chính trị ổn định nhất trên thế giới, tạo ra sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế khu vực chắc chỉ xếp thứ hai sau Singapore, đổi lại, đời sống ở đây lại phong phú và sống động hơn hẳn. Mặc dù so với Singapore, cơ sở hạ tầng của Malaysia không thể sánh bằng, nhưng bù lại, khuyết điểm này tạo điều kiện cho cư dân của đất nước này hoà đồng và thân thiện hơn.

Một nửa đất nước nằm trên bờ phía tây phía dưới Thái Lan, được gọi là bán đảo Malaysia. Ở đây tập trung hầu hết toàn bộ các trường đại học danh tiếng của Mã Lai, cùng mật độ dân số đông nhất và đa dạng nhất trong lãnh thổ nội địa. Nửa còn lại, phần lãnh thổ giáp ranh với Indonesia trên đảo Borneo, vẫn giữ được môi trường hoang sơ và các đặc tính vốn có của khu vực rừng rậm.

The_Tree_Academy_ Malay4
Du học Malaysia

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MALAYSIA

Dù chưa hoàn toàn sánh ngang cùng các cường quốc về giáo dục của Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong và Singapore, Malaysia vẫn đang tự biến mình thành một điểm đến đáng giá cho du học sinh bởi các chính sách đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực giáo dục.

Chủ trương xuyên suốt trong chính sách phát triển giáo dục bậc cao của Malaysia nhấn mạnh việc mở cửa thu hút đầu tư xây dựng các khu học xá được liên kết và vận hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các trường quốc tế ở hải ngoại. Trong nội địa Malaysia hiện đang có các khu học xá thuộc Đại học Nottingham của Vương Quốc Anh và Đại học Monash của Úc.

EduCity là một trong những dự án tiêu biểu thuộc chính sách này, toạ lạc tại Johor, mũi cực Nam của bán đảo Mã Lai, chỉ cách 5 cây số về phía Bắc của Singapore. Khuôn viên 350 mẫu Anh của EduCity Iskandar được quy hoạch cho tổng cộng 8 chi nhánh quốc tế của các trường đại học nước ngoài, 4 trong số đó đã đi vào hoạt động. Dự án này là đối sách đầy tham vọng của chính phủ Malaysia nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của họ trước xu thế phát triển giáo dục xuyên quốc gia hiện nay bằng cách tạo ra một ngôi làng sinh viên quốc tế đủ lớn để thu hút các tổ chức giáo dục hàng đầu cùng những cá nhân ưu tú nhất trên thế giới.

Được dự tính hoàn thành vào năm 2018, EduCity Iskandar sẽ là nơi tập trung của các trường đại học hàng đầu thế giới như Đại học Reading, Đại học Southampton và Đại học Y Newcastle đến từ Vương Quốc Anh, cùng Viện Công Nghệ Hải Dương từ Hà Lan, Đại học Raffles từ Singapore và Trường Điện Ảnh Nam California từ Hoa Kỳ. Một khi công trình này hoàn tất, nơi đây sẽ đào tạo ra những tri thức ở các cấp bậc khác nhau được công nhận bởi các tổ chức giáo dục quốc tế uy tín, cũng như trang bị cơ sở hạ tầng vượt chuẩn so với chỉ một trường đại học đơn thuần – trong đó bao gồm các hồ bơi đáp ứng tiêu chuẩn Olympic and một sân vận động có sức chứa 14,000 người.

TheTreeAcademy_Malai_2_Educity
Dự án EduCity – ngôi làng dành cho sinh viên quốc tế

Tuy nhiên, bên cạnh sự gia tăng đáng kể mức độ hiện diện của các trường đại học quốc tế trong nội địa Malaysia, chắc chắn bạn cũng không nên bỏ quamà không đắn đo các trường thuộc dạng cây nhà lá vườn của quốc gia này.

Universiti Malaya (UM)

Trường đại học lâu đời nhất và có xếp hạng cao nhất Malaysia ngồi chễm chệ trên nấc thang thứ 151 trong bảng tổng sắp các trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới của QS năm 2014/15 toạ lạc tại trung tâm thủ đô Kuala Lumpur. Với tổng sinh viên hiện đang theo học khoảng 21,000, Universiti Malaya đã và đang tiếp tục phát triển danh tiếng các ngành đa khoa của trường, xuất hiện nghiễm nhiên trong top 200 toàn cầu nhờ 14 ngành học được liệt kê trong Bảng Xếp hạng Các Trường Đại học Quốc tế Theo Ngành năm 2014. Tiêu biểu là các khối ngành Khoa học Máy tính, Kĩ thuật và Đào tạo đều nằm trong nhóm 100 đứng đầu thế giới.

Universiti Kebangsaan Malaysia (UKM)

Đại học Quốc gia Malaysia, xếp hạng 259 toàn cầu, toạ lại tại Bangi, Selangor, khoảng 35 cây số về phía Nam của trung tâm thủ đô Kuala Lumpur. Với tổng cộng hơn 22,600 sinh viên đang theo học, trường tự hào đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, chính trị, kĩ thuật, luật và toán học. Đại học Quốc gia Malaysia cũng có bậc sau đại học giảng dạy tại cơ sở chính của trường và một trường Y, toạ lạc tại ngoại ô Cheras cùng một cơ sở chi nhánh tại thủ đô.

 Universiti Teknologi Malaysia (UTM)

Cũng giành được một vị trí trong 300 trường đại học dẫn đầu thế giới là trường Đại học Công nghệ Malaysia (UTM). Là trường đại học công chuyên ngành kĩ thuật và công nghệ lâu đời nhất ở Malaysia, UTM đặc biệt mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu toàn diện về kĩ thuật.

Universiti Sains Malaysia (USM)

Trường đại học Sains Malaysia, hay còn gọi là trường Đại học Khoa học Malaysia, là trường đại học duy nhất ở Malaysia xếp thứ 28 trong danh sách 50 trường đại học dẫn đầu thế giới các ngành học Môi trường, dựa theo Bảng Xếp hạng Các Trường Đại học Quốc tế Theo Ngành học của QS năm 2014. Trường có 3 khu học xá, với trụ sở chính đặt tại Penang, cơ sở học về sức khoẻ ở Kelantan và cơ sở của các khối ngành kĩ thuật ở Nibong Tibal. Ngoài ra, trường cũng đang dự thảo bản kế hoạch xây dựng một 1 cơ sở quốc tế ngay tại thủ đô Kuala Lumpur.

Cùng góp mặt trong Bảng Xếp hạng Các Trường đại học Quốc tế của QS còn có: Đại học Putra Malaysia (UPM), Đại học Hồi giáo Quốc tế Malaysia và Đại học Công nghệ MARA – UiTM. Song song đó, cũng xứng đáng được nhắc đến trong Bảng xếp hạng này, trường Đại học Công nghệ Petronas, toạ lạc tại Batu Gajah, khoảng nửa đường giữa Penang và Kuala Lumpur, thuộc sở hữu của một công ty con thuộc một công ty dầu khí quốc gia; và Đại học Đa Phương tiện ở Melaka, nửa đường giữa Kuala Lumpur với Johor Bahru.

Nhiều học viện tư nhân ở Malaysia cung cấp các chương trình “song song” hoặc liên kết “2+1”. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, giới chức ở Malaysia đã đề xuất và thực thi phương án này nhằm giúp sinh viên có thể hoàn thành chương trình học của họ vừa ở Malaysia vừa ở một học viện đối tác ở hải ngoại. Phương án này đã được ủng hộ nhiệt liệt bởi tạo cơ hội cho các sinh viên có thể đạt được bằng cấp được chứng nhận bởi những tổ chức giáo dục uy tín thuộc các cường quốc giáo dục sau Đại học (như Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Pháp và Đức) mà không phải trả toàn bộ chi phí sinh hoạt tại nước ngoài trong thời gian học tập.

The_Tree_Academey_Malai_3_Penang
Penang – một trong những thành phố lí tưởng cho sinh viên

NHỮNG THÀNH PHỐ LÍ TƯỞNG DÀNH CHO SINH VIÊN

Chi phí học tập và sinh hoạt thấp hiển nhiên là điểm lợi thế nổi bật khi học ở đây so với các quốc gia khác như Vương Quốc Anh hay Hoa Kì, nhưng Malaysia vẫn có nhiều điểm quyến rũ khác để hấp dẫn sinh viên quốc tế.

Malaysia chắc chắn có đại biểu góp mặt trong danh sách những thủ phủ đáng sống nhất trong khu vực Châu Á. Malaysia tự hào có đủ loại danh thắng và đủ loại văn hoá Mã Lai truyền thống độc đáo đan xen với cái công trình kiến trúc ngoạn mục mang dáng dấp tân thời. Cộng thêm những ảnh hưởng giao hoà giữa nền văn hoá bản địa và các nền văn hoá ngoại lai du nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc và Anh Quốc đã tạo nên một trong những xã hội đa văn hoá đáng tự hào nhất toàn cầu.

Thêm nữa, đặc biệt dành cho những cá nhân muốn biến những năm tháng du học của mình thành những trải nghiệm phiêu lưu khó quên, Malaysia có đầy đủ và đa dạng các loại hình danh lam thắng cảnh cho bạn thưởng lãm từ khu bảo tồn giống đười ươi, các khu rừng nhiệt đới đến những hòn đảo cùng bãi biển đầy nắng và gió.

Tuy nhiên, dù là một quốc gia có nền tảng xã hội cởi mở, du học sinh vẫn buộc phải lưu ý phục trang kín đáo khi ra ngoài, đặc biệt là những khu vực ngoại ô bởi một số quy định bảo thủ trong trang phục của Mã Lai thông qua các quy tắc mà dù là người nước ngoài cũng phải tuân thủ.

Kuala Lumpur

Kuala Lumpur là một đô thị ồn ào, hào nhoáng, bao bọc bởi những toà cao ốc chọc trời cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thủ phủ này cũng là nơi tập trung các trường đại học danh tiếng nhất nhì Malaysia, có thể kể đến Đại học Malaya, Đại học Quốc gia Malaysia, Đại học Putra Malaysia, Đại học Hồi giáo quốc tế Malaysia và Đại học Công nghệ MARA.

Thủ đô Kuala Lumpur như một nồi lẩu thập cẩm của các trường phái phong cách, như các công trình kiến trúc có từ thế kỉ 19 của Quảng trường Merdeka lại chung vai sát cánh với những tàn tích do ảnh hưởng văn hoá của Vương Triều Anh Quốc, cùng nấp mình trong cái bóng của chính các toà nhà cao tầng hiện đại đang chen lấn mọc lên khắp khu vực trung tâm thành phố. The Golden Triangle chắc hẳn là khu vực dành cho hoạt động mua sắm và giải trí nổi nhất chợ, với các trung tâm thương mại, bảo tàng, tháp cao ốc và những khách sạn năm sao.

Penang

Nằm trên bờ biển Tây Bắc của bán đảo Mã Lai, Penang cũng là sân nhà của các trường đại học hàng đầu quốc gia này, tiêu biểu là Đại học Sains Malaysia.

Ngược dòng lịch sử Malaysia, khi các tập đoàn thương mại Đông Ấn lần đầu tiên đặt chân đến bán đảo này, Penang, một vùng đất khi ấy còn hoang sơ vắng bóng người, “hòn đảo nhỏ như hạt đậu” 28 cây số vuông, lập tức trở thành một trong hải cảng trọng yếu. Mặc dù tầm ảnh hưởng của Penang dần duy yếu cùng sự sụp đổ của Đế chế Anh, truyền thống giao thương tại đây vẫn tiếp tục phát triển cùng sự hoạt động các công ty đến từ các lục địa khác, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguồn gốc Trung Quốc. Ngày nay, Penang đang nổi lên như một đối trọng của Thung lũng Silicon bởi sự phát triển thần kì của họ trong lĩnh vực công nghệ. Georgetown, một thủ phủ nhộn nhip, nơi hội tụ của các ngành nghề truyền thống lẫn hiện đại, cũng là nơi tập hợp của các resort sát bờ biển nổi tiếng như Batu Ferringhi bên cạnh các làng chài tĩnh lặng như Teluk Bahang.

Johor Bahru

Nằm ở phía Bắc Singapore, Johor Bahru từng là một thị trấn biên giới tồi tàn, nhờ dự án EduCity mà chuyển mình trở thành trung tâm của kế hoạch toàn cầu hoá giáo dục của Chính phủ Mã Lai, nơi toạ lạc của một trong những trường danh tiếng nhất Malaysia, Đại học Công nghệ Malaysia.

Với dòng vốn đầu tư dồi dào đang nhận được cùng những công trình đáng chú ý, Johor Bahru đang dần trở thành một địa điểm hấp dẫn để khám phá và mua sắm, hoặc đơn giản là thả bộ trên những con phố. Vào mỗi cuối tuần, tại đây chào đón dòng người Singapore đổ xô đến tham quan, dù thực tế ghi nhận một số ít du khách nước ngoài vẫn chưa nhìn nhận đúng nét hấp dẫn của những hoạt động mang đậm tính bản địa dù rất tiết kiệm của địa phương này. Vùng đất này theo thời gian sẽ thay đổi hơn nữa để sẵn sàng đón nhận du học sinh và lực lượng giảng viên đến từ khắp nơi trên thế giới, hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển của một bầu không khí tươi trẻ, sôi động và đầy nhiệt huyết.

Đảo Borneo

Khu vực phía Tây của Malaysia, gắn liền cùng đảo Indonesia, chiếm hơn 50% tổng lãnh thổ của Mã Lai. Mặc dù không có một học viện danh tiếng nào, nhưng vẫn là điểm đến hoàn hảo bởi bộ sưu tập đa dạng các danh lanh thắng cảnh, kì quan thiên nhiên dành cho những cá nhân ưa mạo hiểm, thừa gan dạ.

Đảo Borneo chia thành các bang Sarawak và Sabah, cùng vùng đất Brunei nhỏ bé xen giữa. Cả hai khu vực này đều được che phủ bởi rừng rậm dày đặc, ẩn trong đó là những con sông uốn quanh, đặc biệt là tại Sarawak. Còn Sabah là nơi có ngọn núi cao nhất Malaysia, rặng Kinabalu với độ cao của đỉnh là 4,101 mét.

The_Tree_Academy_Malaysia-visa
Quy trình xin visa và student pass tại Malay vô cùng đơn giản

QUY TRÌNH NỘP ĐƠN, HỌC PHÍ VÀ VISA

Dù đã đạt được vị trí thứ 11 những điểm du học đáng giá nhất dựa trên số liệu công bố của UNESCO, Malaysia không che giấu tham vọng tiếp tục chuyển mình trở thành cường quốc thứ 6 thế giới về giáo dục và đào tạo vào năm 2020 với hơn 200,000 sinh viên quốc tế theo học.

Bên cạnh những dự án phát triển nhằm đạt được mục tiêu lịch sử đó, chính phủ Malaysia đã thành lập một cơ quan mới với tên gọi Trung tâm Giáo Dục Quốc tế Mã Lai (EMGS) nhằm cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho sinh viên quốc tế khi muốn theo học tại nước này. Kể từ năm 2013, sinh viên muốn theo học tại các trường tư của Malaysia cần phải nộp hồ sơ ứng tuyển thông qua EMGS với ứng dụng “Một cho tất cả” để quá trình xét tuyển hiệu quả hơn và đồng thời cho phép sinh viên có thể ứng tuyển cho nhiều khoá học tại nhiều trường khác nhau chỉ trong một bộ hồ sơ. Tuy nhiên, đối với các trường công, sinh viên quốc tế vẫn phải nộp đơn trực tiếp cho từng trường riêng biệt dựa theo từng nguyện vọng cụ thể của họ.

“Student Pass” và visa

Ngoài visa, tất cả sinh viên quốc tế còn cần phải có “Student Pass”. Tuy nhiên, quy trình lấy “Student Pass” được đánh giá là rất đơn giản. Ngay khi sinh viên được chấp nhận tại những trường đại học được cấp chứng nhận ở Malaysia, các trường này sẽ tự động thay mặt sinh viên nộp đơn để lấy “Student Pass”.

Sau khi nhận được thư mời nhập học và “Student Pass”, tất cả sinh viên quốc tế (theo học tại trường tư lẫn trường công) cần phải tự nộp đơn xin thị thực ở Đại sứ Quán Malaysia hoặc các cấp cao hơn đang đóng ở nước sở tại. Sinh viên cần phải nộp thư mời nhập học và “Student Pass”, các loại giấy tờ chứng minh tài chính để chi trả học phí và sinh hoạt phí, giấy khám sức khoẻ và thư đảm bảo sinh viên chỉ đến Mã Lai không ngoài mục đích học tập.

The_Tree_Academy_Malaysia_save_money
Du học tại Malaysia là 1 cách tiết kiệm chi phí du học . Chi phí tại đây thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.

Học phí và chi phí sinh hoạt

Các trường Đại học đề ra mức học phí khác nhau tại Malaysia. Cùng sự phát triển của các học viện tư nhân cùng các học xá quốc tế của các trường đại học hải ngoại, mức học phí trung bình đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung, mức học phí tại Mã Lai đang ở mức US$6,000 mỗi năm, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Đáng ngạc nhiên hơn, Đại học Malaya là trường đại học công danh giá nhất Malaysia đề ra mức học phí chỉ US$1,700 mỗi năm, thấp nhất dành cho sinh viên quốc tế theo học hệ Cử nhân.

Dù cho mức học phí của các khoá học tại các chi nhánh quốc tế của các trường đại học hải ngoại ở Malaysia cao hơn nhiều so với mặt bằng chung tại đây, nhưng vẫn tiết kiệm hơn rất nhiều so với cùng khoá học ở nước sở tại, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy. Lấy ví dụ một trường hợp điển hình, nếu sinh viên quốc tế học Cử nhân Khoa học Máy tính tại trường Đại học Monash, chi nhánh ở Malaysia, họ sẽ trả US$8,650 cho mỗi năm học, trong khi đó, với cùng chương trình đó tại Monash, Úc, sinh viên phải trả gấp đôi số tiền đó, tương đương khoảng US$17,000 cho một năm theo học.

Chi phí sinh hoạt tại Mã Lai cũng là một điểm hấp dẫn trong mắt sinh viên quốc tế, với mức trung bình khoảng US$6,000 mỗi năm (tương đương US$500 mỗi tháng). Mặc dù chi phí tương đối thấp so với các quốc gia khác, nhưng hiển nhiên sinh viên quốc tế vẫn cần phải dự tính chi tiêu càng sớm càng tốt bởi nhân viên Đại sứ Quán sẽ cần xác nhận tài chính của bạn đủ để chi trả cho những khoản đó trong suốt thời gian theo học tại Malaysia.

Một điểm cần lưu ý nữa đó là sinh viên quốc tế sẽ không được phép làm việc trong khoảng thời gian học (trừ những dịp nghỉ dài hơn 7 ngày, sinh viên có thể đi làm nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần). Cũng có nghĩa là, việc làm thêm sẽ không thể chi trả cho toàn bộ học phí cũng như sinh hoạt phí của sinh viên quốc tế.

Cũng như các quốc gia khác, học bổng và xin trợ cấp là 2 hình thức nhằm giúp sinh viên giảm tải gánh nặng học phí khi học tại Mã Lai. Mỗi trường đại học ở Malaysia có quy định khác nhau về điều kiện cấp xét học bổng cho sinh viên quốc tế cũng như sinh viên bản xứ. Thông tin về học bổng thường được đăng tải trên website của trường.

Bản thân chính phủ Mã Lai cũng thường xuyên xét cấp học bổng cho sinh viên quốc tế có thành tích tốt ở các bậc Đại học và Sau Đại học, dựa vào các quỹ Malaysian Commonwealth Scholarship and Fellowship Plan (CSFP).