Ngành học bạn chọn có quyết định tương lai bạn?

Chọn ngành học Chọn ngành học Chọn ngành học Chọn ngành học

Trước tiên, hãy thử tưởng tượng sau 20 năm nữa bạn sẽ như thế nào nhé? Dựa vào chính sự bấp bênh trong con người bạn cùng với tốc độ thay đổi đến chóng mặt của xã hội, từ đó, hình dung thế giới tương lai sẽ ra sao và bạn sẽ đóng vai trò gì trong đó. “Ngành học ta chọn để theo đuổi sẽ đồng hành với ta trong suốt chặng đường dài tương lai”. Đây là điều mà bạn vẫn luôn nghe được từ phụ huynh, các tư vấn viên và cả phương tiện truyền thông nữa. Thành ra, bạn không chỉ chọn ngành học, nhưng còn đang nắm giữ trong tay vận mệnh của mình.

Giá như lúc còn học đại học, tôi biết được rằng sự nghiệp của con người chúng ta đều phát triển và thay đổi theo 1 hướng kì lạ, chẳng thể nào lường trước được. Tôi nhận ra điều này không chỉ từ những con số thống kê, nhưng bằng việc ngồi xuống trò chuyện với hàng ngàn người về công việc, cuộc sống và những điều mà họ quan tâm. Mãi đến khi tốt nghiệp đại học, tôi mới dần cảm thấy hoang mang và nhận ra mình không đủ khả năng và kiến thức để quyết định phải làm gì với cuộc đời phía trước.

Vào lúc này, một người bạn của tôi cũng gặp phải tình trạng tương tự. Vì vậy, chúng tôi lên kế hoạch thực hiện một chuyến du lịch khám phá bản thân, tìm và đến gặp những người đã xác định được đam mê để hỏi xem họ đã theo đuổi chúng như thế nào. Dự định đó đưa chúng tôi đến với RoadtripNation, một tổ chức khám phá về các ngành nghề, hiện đang phân phối chương trình giảng dạy cho học sinh trung học cũng như sản xuất chuỗi chương trình truyền hình về những công việc ý nghĩa trong cuộc sống.

Sau 15 năm trò chuyện và phỏng vấn rất nhiều người ở các vị trí khác nhau từ C.E.O đến chủ trang trại lạc đà, những gì chúng tôi học được thật sự rất bổ ích. Ban đầu mọi người đều cảm thấy khá “mông lung”. Vị trí và công việc hiện tại của họ không đơn thuần là kết quả của việc chọn ngành học, nhưng còn từ một quá trình dài rong ruỗi và tích lũy. Chuyên ngành học chỉ là điểm khởi đầu, cùng với niềm đam mê, kiến thức, kỹ năng, sự phấn đấu và chăm chỉ đã đưa họ đến thành công ngày hôm nay.

Dưới đây là một vài chia sẻ hữu ích cho những ai vẫn đang băn khoăn và tìm lối đi cho bản thân:

1.Xác định rõ đâu là mục tiêu người khác vạch ra cho bạn và đâu là mục tiêu của chính bạn.

Làm thế nào để không bị phân tâm trước những ý kiến của phụ huynh, bạn bè và xã hội? Bố mẹ mong muốn bạn trở thành một luật sư, những người trong xã hội định nghĩa “sự thành công” bằng độ khủng của khoản tiền lương. Nhưng chỉ có chính bạn mới hiểu rằng bạn không đủ khả năng và hoàn toàn không thích hợp với những công việc đó.

Như trường hợp của đạo diễn Richard Linklater, ứng cử viên giải Oscar, những người xung quanh ông luôn bảo “Nghệ thuật sẽ chẳng dẫn đến đâu cả”. Bạn bè và gia đình khuyên ông nên theo đuổi ngành Luật hoặc Y. Nhưng Linklater đã ngẫm nghĩ và tự hỏi rằng liệu bản thân những người này có thật sự muốn trở thành một bác sĩ hay một luật sư không? Câu trả lời là không. Sau đó, ông quyết định từ chối những lời khuyên và kiên quyết làm những điều trái ngược lại hoàn toàn vì ông không muốn sống theo cách mà người đời muốn, và cũng chẳng muốn cuộc sống của họ.

Rời khỏi trường Sam Houston State University khi vừa kết thúc năm thứ nhất, ông tìm cho mình một công việc tại một dàn khoan dầu. Linklater bắt đầu tiết kiệm tiền để mua những thiết bị cần thiết và đăng ký một khóa học làm phim tại một ngôi trường cao đẳng cộng đồng. Cha đẻ của bộ phim “Boyhood” thật sự bỏ mặc tất cả sự mong đợi của các thành viên trong gia đình, như ông đã tuyên bố.

Richard Linklater – Đạo diễn của chuỗi phim điện ảnh nổi tiếng Before Sunrise, Before Sunset, Before Midnight. Ông cũng đoạt giải thưởng Best Director tại Lễ trao giải Quả Cầu Vàng danh giá năm 2014 cho bộ phim Boyhood.
Photo: Reuter

2. Tạm gác “niềm đam mê”, theo đuổi điều mình thích.

Phần lớn những lời khuyên trong việc chọn ngành nghề đều kèm theo lời nhắn nhủ “Hãy theo đuổi đam mê của bạn”. Nhưng “đam mê” là gì? Nó là thứ mà chúng ta phải mất một khoảng thời gian nhất định để khám phá, bằng việc tìm ra sở thích (dù chỉ nhỏ nhoi) và nuôi dưỡng chúng. Không có một phép màu nào cả, mà đó là sự tích lũy từ những quyết định nhỏ nhặt sẽ dẫn dắt bạn từng bước một trên con đường sự nghiệp.

Adam Steltzner, một kỹ sư làm việc trong Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA, bỏ học ở trường âm nhạc và chơi cho các ban nhạc rock nghiệp dư. Một lần trên đường về nhà khi vừa kết thúc buổi biểu diễn, ông chú ý đến những ngôi sao trên bầu trời và nhận ra vị trí của chúng đã thay đổi. Ông chợt nghĩ “Ồ, thì ra các ngôi sao đang di chuyển. Nhưng tại sao vậy nhỉ?” Khoảnh khắc đó nhanh chóng trôi qua và cuộc sống không có gì thay đổi cho đến khi ông đăng ký khóa Thiên văn học tại một trường cao đẳng cộng đồng và được yêu cầu phải hoàn thành các lớp học tiền đề về vật lý học trước. Điều này chẳng ngờ lại mở ra cho ông con đường đến với ngành cơ kỹ thuật, có được học vị tiến sĩ và đóng góp vào thành công của dự án “Đáp xe thám hiểm Curiosity lên sao hỏa”.

Có được một công việc ổn định không phải là nguyên nhân khiến Adam quyết định theo đuổi ngành kỹ thuật. Chính sự tò mò, khao khát tìm ra đáp án đã khiến ông theo nó. “Hãy tập trung vào quá trình, thay vì mục tiêu”, ông chia sẻ.

3. Thử mình với môi trường thực tế chọn ngành học

Dù bị hấp dẫn trước những hứa hẹn về sự thành công hay vì thật sự yêu thích cuồng nhiệt với một điều gì đó, thì lời khuyên của các chuyên gia cho bạn vẫn là: “Xác định rõ những kỳ vọng của bạn có phù hợp với thực tế không”.

Veronica Belmont, là biên kịch kiêm nhà sản xuất của một số chương trình TV và website. Cô đưa ra lời khuyên rằng “Nếu bạn thật sự đam mê và mong muốn làm việc trong lĩnh vực nào đó, hãy nghe theo lời trái tim mách bảo”. Trước hết, bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu về cách thức làm việc của ngành nghề này; nhấn “follow” những nhân vật nổi cộm trong ngành trên Twitter để có cái nhìn cận cảnh hơn và xem những bài giảng online hoặc đọc thêm sách báo, tạp chí chuyên ngành để nắm bắt các xu hướng.

Nếu còn chưa xác định được sở thích của mình, hãy thử sức với một công việc thực tập. Belmont bắt đầu học Sản xuất âm thanh (Audio Production) ở trường Emerson Clollege, thành phố Boston và tiếp tục theo đuổi lĩnh vực Truyền thông mới (New media studies) khi cô nhận ra mình hứng thú với văn hóa Internet. Công việc thực tập sinh ở vị trí Sản xuất âm thanh ở CNET đã thắt chặt cô với niềm say mê công nghệ.

Điều quan trọng hơn cả chính là thời gian thực tập không làm cho bạn thành thạo một công việc nào đó nhưng nó cho phép bạn thử nghiệm trước khi đầu tư thời gian quý báu cho việc học tập chuyên sâu.

4. Hãy linh hoạt! chọn ngành học

Khi đã bước vào thị trường việc làm, việc thất bại ở lĩnh vực mà bạn rất muốn thành công hay chỉ nhận ra mọi thứ không như mình tưởng tượng – những sự thật “tàn nhẫn” này – cũng đủ khiến bạn phải rẽ hướng, thay đổi hay thậm chí phải định nghĩa lại lý tưởng của bản thân.

Những dự định đã được vạch ra cẩn thận của Jad Abumrad đều không thực hiện được khi ông nhận ra mình không phù hợp với ngành nghề đã hướng đến trước đây. Jad từng theo học Soạn nhạc và Viết sáng tạo (Music composition and Creative Writing) tại Oberlin College and Conservatory, với dự định sáng tác nhạc cho những bộ phim. “Mọi thứ đều không như mong đợi và phải thừa nhận rằng tôi thật sự không giỏi việc này. Cũng đã đến lúc tôi phải từ bỏ. Có lẽ kế hoạch của tôi đã sai.”

Jad đã sẵn sàng để quay trở về vạch xuất phát nhưng lại nhận được lời khuyên từ người bạn gái rằng ông không nhất thiết phải bỏ tất cả mọi thứ đã từng làm trước kia. Cô gợi ý “Anh cũng có tí khả năng viết lách, lại còn thích âm nhạc. Có thể anh không tài năng ở cả 2 lĩnh vực đó, nhưng biết đâu lại tìm thấy điều phù hợp giữa vùng giao thoa của chúng thì sao. Hãy thử làm radio xem.”

Mọi thứ không hoàn toàn suôn sẻ như đã tưởng – Jad bắt đầu làm việc không công và bất chợt tìm ra hướng giải quyết, bằng cách sáng tạo một phong cách radio, kết hợp giữa khoa học và kể chuyện với âm nhạc và âm thanh. Với vai trò là một nhà sản xuất và là người dẫn chương trình của WNYC’s “Radiolab”, công việc hiện tại gần giống với mong muốn soạn nhạc cho phim ảnh mà ông đã tưởng tượng trước kia một cách kì lạ. Suy nghĩ và làm việc phóng khoáng đã dẫn ông đến những thành công ngày hôm nay.

Qua nhiều thời gian, tinh thần linh hoạt này chính là điều mà chúng tôi luôn hướng đến ở các cuộc phỏng vấn. Chuyên ngành học không phải là một “án treo suốt đời”; nó chỉ là xuất phát điểm thôi. Bạn có thể sẽ vấp ngã, cũng có khi phải định hướng lại mọi thứ. Nhưng nếu biết cách kết nối những điểm nhỏ với nhau, bạn sẽ mở ra cho bản thân những “cánh cửa” bất ngờ mà bạn chưa từng nghĩ đến.

Địa chỉ: 19 đường 46, phường Thảo Điền, quận 2, Tp.HCM
SĐT: +84 90 336 12 87
Email: enquiries@thetreeacademy.edu.vn
Đăng ký tư vấn miễn phí: bit.ly/2JyOv1t

The Tree Academy