Học quá nhiều môn ở trường để làm gì?

Câu hỏi này thường được “người trong giới” (ở đây là học sinh/sinh viên) đem ra bàn luận mỗi khi trà dư tửu hậu. “Học để làm gì?” “Học môn này để làm gì?” “Trong câu chuyện thường ngày, đâu có ai đố nhau đọc vanh vách dãy số sau dấu phẩy của số pi?” “Khi không giải tích phân làm chi?”

Không ai đưa ra được câu trả lời làm hài lòng tất cả mọi người.

Hầu hết người ta dễ dàng xem nhẹ giá trị ứng dụng của các môn Lịch sử, Xã hội học, Chính trị, Kinh tế và Toán học. Vài người mạnh miệng lý giải tầm quan trọng của các môn học theo khía cạnh Nhân loại học: Giáo dục nói chung, các môn học nói riêng, khẳng định vị trí của con người ở trên tất cả các loài động vật khác! Vài người khác cho rằng, học chuyên sâu một số môn học đơn giản là một phương thức để con người ta đạt một số học vị, địa vị xã hội và giải thưởng hàn lâm. Vài người khác tìm được tính khả dụng của các môn học: tiên đề Euclid để tính toán hóa đơn, bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev để giữ cho nữ trang luôn sáng bóng,…

 127_The_TRee_Academy_hoc_nhieu_mon__lam_gi_2
Học quá nhiều môn để làm gì?

Có thể bạn đã nghe qua ý tưởng này ở đâu đó, nhưng quả thật, các môn học mà bạn tưởng chừng như vô dụng thì…

NÓ THẬT SỰ VÔ DỤNG!

KHI…

…Bạn cảm thấy môn Toán đang hành hạ não bộ mình, môn Văn đang cười nhạo vào khả năng hành văn, môn Lý vượt ra ngoài tầm kiểm soát hoặc môn Lịch sử đang thử thách trí nhớ cá vàng của bạn; thì tốt nhất, bạn nên tìm cho mình một niềm đam mê, vào một môn học khác, cho dù đó là những môn học phụ như Công nghệ, Kỹ thuật và Thể thao.

Đừng sợ mình sai lầm khi dồn tâm huyết vào các môn học phụ. Hãy hiểu rằng tất cả các môn học được giảng dạy ở trường phổ thông nhằm giúp bạn nhận ra tiềm năng của bản thân. Nếu bạn học tốt môn Lý, có khả năng bạn sẽ trở thành một kỹ sư xây dựng; học tốt môn Hóa, có khả năng bạn sẽ trở thành một nhà bào chế dược phẩm; học tốt Công nghệ, có khả năng bạn sẽ trở thành một người tổ chức sự kiện. Mỗi một môn học chỉ thật sự có ích khi bạn có khả năng biến nó thành giá trị cho nghề nghiệp tương lai.

Mỗi một sinh viên đến với The Tree Academy luôn nhận được câu hỏi đầu tiên là “Bạn muốn học ngành gì?” và “Tại sao bạn lại học ngành đó?” Câu trả lời ngoài giúp tư vấn viên của The Tree Academy chọn lựa những khóa học phù hợp, còn giúp bạn một lần nữa nhìn nhận lại liệu ngành học đó có thật sự có ích cho nghề nghiệp tương lai cho mình hay không. Tiếc rằng không phải ai cũng có khả năng trả lời được câu hỏi thứ hai ngay lập tức.

Hai ngành “hot” nhất hiện nay mà The Tree Academy nhận được nhiều yêu cầu nhất: Business và Marketing. Khi bị  truy vấn “Tại sao lại học Business/Marketing?”, câu trả lời của các bạn chọn hai khối ngành này rất chung chung: “Mình nghĩ sẽ có cơ hội làm việc tốt hơn sau khi tốt nghiệp.” Liệu các bạn có thật sự hài lòng với câu trả lời của mình?

127_The_TRee_Academy_ Học nhiều môn để làm gì?
Ảnh: Google

Vì sao lại có màn truy vấn? Lí do đơn giản, mỗi một khóa học được thiết kế riêng biệt dành cho những nghề nghiệp nhất định. Đương nhiên sẽ có những khóa học rất chung chung, như yêu cầu của đa số sinh viên hiện nay: học rất nhiều môn ở tất cả các mảng và không tập trung vào bất kỳ môn nào. Lợi thế của việc học “đại trà” như vậy là bạn sẽ thấy quen thuộc với tất cả các công việc, nhưng lại không có khả năng làm công việc đó một cách chuyên nghiệp. Tới lúc này bạn mới nhận ra kiến thức bạn nhận được ở trường chỉ cung cấp đủ để bạn “biết” mà không đủ để bạn “hiểu” về công việc bạn sẽ làm.

Một “chiêu” nhỏ để bạn không bị “khớp” khi đối diện với câu hỏi “Tại sao lại học ngành abcxyz” khi đến với The Tree Academy: hãy chuẩn bị sẵn một danh sách những nghề mà bạn mong muốn được làm việc trong tương lai và miêu tả nghề nghiệp (job descriptions – nếu có thể). Với danh sách rõ ràng như vậy, tự bạn cũng có thể tìm cho mình một khóa học hoàn hảo bằng cách nhìn vào danh sách môn học của khóa học đó.

The Tree Academy, bạn không đơn giản chỉ nhận được một danh sách tên trường, khóa học, học phí mà sẽ nhận được một danh sách cụ thể các môn học cũng vì lí do như vậy.

Hãy thay đổi câu “Học môn này để làm gì?” thành “Học môn này giúp được gì cho vị trí abcxyz của mình trong tương lai?”