7 bí quyết học ngoại ngữ khi du học nước ngoài

Đây là những chia sẻ từ Lluca Sadurny, đối tác Quản lý tại MosaLingua, một người say mê ngôn ngữ và nói được nhiều thứ tiếng, đã và đang học ngôn ngữ hơn 12 năm. The Tree Academy hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho nhiều bạn cải thiện kĩ năng học ngôn ngữ và đặc biệt là những bạn đang trong quá trình chuẩn bị đi du học.

Nếu một chuyến đi cần có các bước chuẩn bị nhất định thì việc chuẩn bị cho một chương trình du học càng cần nhiều bước hơn nữa! Quá trình đó không chỉ đơn giản là sắp xếp hành lý, chuẩn bị cho bảo hiểm du lịch hay chuyến bay – mà bạn còn cần dự liệu trước việc học một ngôn ngữ khác. Để đối mặt với những khóa học chuyên sâu tốc độ cao và để ghi chép được bài giảng, trình độ cơ bản là chưa đủ. Bạn cần phải biết lắng nghe. Tôi sẽ giúp bạn bằng cách cung cấp một số gợi ý, bí quyết và thủ thuật đã từng hữu ích với tôi, một người Ý, để sẵn sàng cho quá trình du học của mình tại Pháp.

Nếu bạn có thể nói một thứ tiếng ở trình độ cơ bản là rất tốt. Điều đó cho phép bạn thăm dò thị trường, tìm một căn hộ, hoặc gọi đồ uống mà không gặp vấn đề gì. Nhưng việc học bằng ngôn ngữ đó có dễ dàng như vậy không? Đó là một câu chuyện khác. Tham dự một lớp học bằng tiếng nước ngoài không giống trò chuyện với những người thú vị trong quán bar. Đọc một quyển sách giáo khoa cũng chẳng phải như đọc biển báo đường bộ và tàu điện ngầm. Còn việc ghi chép ư? Giờ đây đó là bài kiểm tra căn bản. Nhưng đừng lo lắng; tôi đã thu thập tất cả các ý tưởng giúp bạn chinh phục việc học ngoại ngữ khi du học

TheTreeAcademy_Studylanguageabroad_1
Language Master

Bí quyết #1: Để ngôn ngữ tràn ngập quanh bạn

Theo tôi, vấn đề đầu tiên là tạo điều kiện cho đôi tai bạn quen với việc chỉ nghe ngôn ngữ bạn đang học. Bằng cách nào bây giờ?

Mỗi ngày, hãy nghe chương trình tivi hay radio bằng thứ tiếng đó. Có thể lúc đầu, bạn khó có thể hiểu hết tất cả chi tiết của cuộc đối thoại do ngữ điệu và tốc độ (dù là một bài giảng bình thường). Không cần biết bạn đến từ đâu, sẽ luôn có những người mà bạn có thể hiểu rõ hơn những người khác. Dành ra ít nhất một giờ mỗi ngày để nghe các chương trình như thế giúp đôi tai bạn quen với ngôn ngữ đó và tất cả các sắc thái của nó.

Bí quyết của tôi: Bạn có thể xem các kênh nước ngoài tại trang web như FilmOn cho phiên bản truyền hình, TuneIn cho radio và tùy ý lựa chọn ngôn ngữ cũng như chủ đề mình quan tâm.

Bí quyết #2: Cùng đọc nào!

Khi đôi tai đã thích nghi, mục tiêu kế tiếp là giúp đôi mắt bạn quen với ngôn ngữ đó. Tiểu thuyết hay thậm chí là truyện ngụ ngôn đều tốt, miễn là bạn đọc nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần đọc các loại sách sẽ học ở trường. Không đọc báo hay bản tin mới nhất trên mạng mà hãy chọn một quyển sách thực sự bạn có thể mang theo bên mình.

Bí quyết của tôi: Thử đọc khoảng 5 đến 10 trang sách mỗi ngày trong ít nhất 15 phút. Đây có thể là một thử thách lúc đầu, nhưng tin tôi đi, nó sẽ có ích cho bạn về sau.

Bí quyết #3: Tự rèn luyện ghi chép

Nghe, đánh dấu. Đọc, đánh dấu. Kế đến, bạn cần tập trung vào kỹ năng viết, một trong các yếu tố tối cần để tham dự một khóa học bằng tiếng nước ngoài. Bạn phải phát triển được kỹ năng ghi chép của mình sau một ngày. Còn gì nữa không nào? Việc ghi chép bài giảng đòi hỏi kỹ năng viết nhanh, dễ đọc và ý nghĩa trọn vẹn. Bản ghi chép của bạn phải rõ ràng và chính xác.

Bí quyết của tôi: Để rèn luyện kỹ năng khó này, đặc biệt là khi đi du học, cách tốt nhất là bắt đầu tập ghi chép khi xem tivi hay nghe radio. Không chỉ vì tốc độ nói của các chương trình này giống như một vài giảng mà qua đó, bạn còn có thể dễ dàng kiểm tra mức độ chính xác trong việc ghi lại các thông tin thu thập được.

TheTreeAcademy_studylanguageabroad_2
MOOC là một công cụ học tập rất hữu ích

Bí quyết #4: Đăng ký MOOC

Để tiến một bước xa hơn, bạn có thể đăng ký một khóa MOOC. Tôi đã từng thắc mắc: “MOOC là gì?!”

Đó là một lớp học trực tuyến miễn phí. Dù học ngành nào, bạn cũng có thể đăng ký một khóa tương tác để rèn kỹ năng ghi chép. Những khóa học này cũng tựa như bạn trực tiếp tham gia vậy.

Bí quyết #5: Viết một điều gì đó mỗi ngày

Ghi chép là một chuyện. Nhưng làm bài tập về nhà lại là chuyện hoàn toàn khác. Trong suốt thời gian du học, bạn sẽ phải thuyết trình và nộp các công trình nghiên cứu bằng ngôn ngữ khác. Việc tập viết, dù là tiểu thuyết hay các thể loại khác, cũng có tầm quan trọng ngang với ghi chép.

Bí quyết: Bắt đầu bằng cách viết nhật ký hoặc viết blog, về những trải nghiệm du học của bạn chẳng hạn. Lợi thế của một trang blog tiếng nước ngoài là gì? Người bản xứ hoặc các độc giả khác có thể theo dõi và chỉnh sửa cho bạn dễ dàng. Hữu ích hơn nữa, trên trang Lang-8, bạn có thể nhờ những người nói ngôn ngữ bản địa chữa lỗi cho bài viết của mình.

Bí quyết #6: Nhận biết các từ vựng hữu ích nhất

Khi nói về việc rèn luyện, tôi không đòi hỏi bạn phải thông thạo cả hai thứ tiếng. Mục tiêu ở đây là học vốn từ  đặc trưng đối với chuyên ngành của bạn. Hãy bắt đầu bằng cách chú trọng vào các từ và ngữ mà bạn sắp nghe và sử dụng thường xuyên (tất nhiên, những từ vựng đó phải vượt khỏi phạm vi khu vực căn hộ bạn sống hay việc gọi món trong một quán ăn).

TheTreeAcademy_studyforeignlanguageabroad_3
Talking with local people will be a great way to learn new language.

Bí quyết #7: Tìm một đối tượng để trao đổi ngôn ngữ

Cuối cùng là kỹ năng nói. Trong trường hợp thực hiện một công trình nghiên cứu hay bài thuyết trình, sẽ rất hữu ích nếu bạn có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ đích, theo một cách mang tính học thuật. Tại sao không tìm một người bạn bản xứ giúp bạn thực hiện điều đó? Một người nói tiếng bản địa có thể lắng nghe và sửa chữa cho bạn.

Bí quyết của tôi: Bạn có thể gặp gỡ người bản xứ tại rất nhiều nơi, họ cũng như bạn, đang học tập và mong muốn có một người bạn để trao đổi ngôn ngữ. Hãy giải thích công trình nghiên cứu của bạn với vị “giáo sư” mới và thảo luận về chủ đề các bạn đang học để luyện tập cho những cuộc thảo luận trong lớp.