Các phương thức tuyển sinh của các trường đại học Phần Lan

tuyển sinh Phần Lan tuyển sinh Phần Lan tuyển sinh Phần Lan

tuyển sinh phần lan

Từ kì mùa thu 2017, các trường đại học và đại học Khoa học ứng dụng (UAS) của Phần Lan bắt đầu tính học phí cho các chương trình học Cử Nhân và Thạc Sĩ, đồng thời phương thức tuyển sinh cũng có một số sự thay đổi nhỏ so với mấy năm trước. Trước đây, hầu hết các trường UAS đều tuyển sinh bậc Cử Nhân thông qua kì thi đầu vào nhưng giờ đây một số trường bắt đầu sử dụng điểm SAT làm tiêu chí xét tuyển và sắp tới số lượng trường dùng phương thức này sẽ ngày càng tăng.

Trong bài viết này, The Tree sẽ tổng hợp cho các bạn những phương thức xét tuyển của các trường đại học Phần Lan từ bậc Cử Nhân đến Thạc Sĩ.

Khái niệm joint application (nộp hồ sơ chung) tuyển sinh Phần Lan

Để hệ thống hóa các hồ sơ xin học một cách khoa học nhất và đơn giản hóa quá trình xin học cho sinh viên, Phần Lan cho phép sinh viên nộp đơn vào nhiều trường đại học theo hình thức joint application (nộp hồ sơ chung). Joint application là một hình thức nộp đơn cực kỳ thuận tiện áp dụng cho hầu hết các trường UAS và University, đó là bạn có thể  làm đơn đăng ký xin học đến nhiều khoa của nhiều trường khác nhau thông qua 1 lần apply. Một năm có 2 kỳ joint application: kỳ mùa xuân (nhận hồ sơ tháng 1, nhập học tháng 9) và kỳ mùa thu (nhận hồ sơ tháng 9, nhập học tháng 1).

Hệ thống joint application cho phép sinh viên có thể đăng ký nhiều nhất 6 nguyện vọng (NV). Bạn đặt các NV từ 1 –> 6 tùy theo thứ tự lựa chọn yêu thích của bản thân. 6 NV này có thể là các chương trình học khác nhau của cùng một trường hoặc nhiều trường. Ví dụ:

  • NV1: International Business – Lahti UAS
  • NV2: Business Information Technology – Lahti UAS
  • NV3: International Business – Oulu UAS
  • NV4: Information Technology – Tampere UAS
  • NV5: International Business – Arcada UAS
  • NV6: Game Design – XAMK

Bạn không nhất thiết phải điền tất cả các NV. Một khi được nhận được kết quả trúng tuyển, bạn sẽ tự động được nhận vào trường nằm cao nhất trong danh sách NV của bạn và những NV kia sẽ bị loại bỏ. Giả sử như bạn đã đủ điểm đỗ cả IB của Lahti và Oulu thì bạn chỉ được chọn Lahti, không được phép chọn Oulu nữa mặc dù bạn tự nhiên muốn thay đổi quyết định. Vì thế, hãy suy xét cẩn thận trường mình muốn học vì một khi đợt joint application kết thúc (diễn ra trong khoảng dưới 1 tháng) thì bạn sẽ không còn cơ hội sửa lại NV nữa đâu!

Nộp hồ sơ riêng (Separate application) tuyển sinh Phần Lan

Nộp hồ sơ riêng là gửi hồ sơ đăng ký trực tiếp tới chương trình học của trường mà bạn muốn apply. Bạn sẽ cần phải điền đơn xin học riêng cho mỗi chương trình thông qua cổng studyinfo.fi hoặc trang web riêng của trường. Sẽ không có giới hạn về số lượng hồ sơ có thể nộp và bạn cũng không bị trói buộc bởi thứ tự nguyện vọng apply. Các trường hợp nộp hồ sơ riêng bao gồm:

  • Nộp đơn vào chương trình Thạc Sĩ của các trường UAS.
  • Nộp đơn vào Centria UAS.
  • Nộp đơn vào chương trình dạy bằng TA của các trường University.
  • Nộp đơn vào chương trình Thạc Sĩ của các trường University.

Tuyển sinh bậc Cử Nhân của các trường UAS

Hiện nay, các trường UAS sử dụng 2 phương thức tuyển sinh chính: tổ chức thi đầu vào và xét điểm SAT. Điều kiện xét tuyển trước tiên đó là phải tốt nghiệp cấp 3. Do bài thi Tiếng Anh bắt buộc đã được tích hợp vào kì thi đầu vào nên sinh viên sẽ KHÔNG cần phải nộp kết quả IELTS như các năm trước đây nữa.

Thi đầu vào (Entrance Examination) tại Việt Nam

EE là kì thi chuẩn hóa dành cho học sinh, sinh viên quốc tế nhằm chọn ra những sinh viên đủ tiêu chuẩn để theo học những chương trình đào tạo tại Phần Lan, tương đương với kì thi đại học ở Việt Nam. Chỉ có các trường trong mạng lưới FINNIPS mới tổ chức thi EE tại Việt Nam và số lượng trường tham gia FINNIPS thay đổi mỗi năm (năm 2018 vừa rồi chỉ có 13 trường tham gia, giảm khá nhiều so với những năm trước).  Kì thi này thường được tổ chức tại 2 thành phố Hà Nội và TP HCM vào cuối tháng 3 hằng năm.

Với mỗi ngành đăng ký, bạn phải làm một bài thi EE của ngành đó. Như trong ví dụ bên trên, sinh viên lựa chọn 3 ngành trong số 6 NV, vì thế SV sẽ phải lần lượt thực hiện các bài thi IB, IT và Game Design nếu lịch thi không bị trùng khớp. Ngoại trừ những ngành đặc biệt cần bài thi riêng như Game Design, Safety, Security and Risk Management, Maritime Management,… thì kì thi EE tập trung vào 4 khối ngành cơ bản sau đây:

Khối ngành Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh (International Business)

Đây là khối ngành có nhiều sinh viên VN đăng ký nhất. Kì thi sẽ bao gồm 1 bài kiểm tra trình độ Tiếng Anh bắt buộc và 1 đề thi kiểm tra kiến thức chuyên ngành gồm 4 phần:

  • Toán logic: bài thi được thiết kế dưới dạng 20 câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra tư duy logic của thí sinh. Đề thi này không quá khó đối với học sinh Việt Nam vì nó không yêu cầu phải có kiến thức rộng về Toán học như những gì mà chúng ta được học ở chương trình PTTH nhưng các bạn vẫn nên cẩn thận vì một số câu hỏi mang tính “tricky”, nếu không đọc kĩ đề sẽ dẫn tới sai lầm. Sinh viên cần phải nắm vững về toán %, tỷ lệ vì có một số câu hỏi sẽ liên quan đến thuế và lãi suất.
  • Trắc nghiệm dựa trên tài liệu pre-reading: trước kì thi khoảng vài tháng, bạn sẽ được phát một tài liệu kinh tế, đó có thể là một, hai bài báo về vấn đề nổi trội đối với các doanh nghiệp hiện nay, hoặc có thể là một bản báo cáo kinh doanh của một công ty đa quốc gia nào đó.
    Các câu hỏi trắc nghiệm sẽ xoay quanh nội dung trong tài liệu pre-reading này, vì thế sinh viên cần phải dành thời gian nghiên cứu tài liệu này để có thể hiểu rõ các vấn đề được nêu lên, các thuật ngữ kinh tế liên quan và ghi nhớ những thông tin quan trọng.
  • Viết bài luận: phần thi này yêu cầu sinh viên phải viết một bài luận dựa trên tài liệu pre-reading.
  • Thảo luận nhóm: các thí sinh sẽ được phân ra thành các nhóm nhỏ để thảo luận về một đề tài dưới sự quan sát của giám khảo người Phần Lan. Phần thi này không chỉ kiểm tra khả năng tư duy, lập luận, trình bày quan điểm của mỗi cá nhân mà còn thử thách về khả năng làm việc nhóm. Vì vậy, các bạn không nên “tham lam” tranh giành nói hết mà phải biết cách để tất cả các thành viên đều có cơ hội thể hiện mình.

Khối ngành Kỹ Thuật và Công Nghệ Thông Tin (Engineering – Information Technology)

Sinh viên dự thi ngành này sẽ phải làm các bài thi của các môn sau đây:

  • Toán: nếu đề thi Toán của IB tập trung về suy luận và câu hỏi IQ thì đề thi của khối ngành này đa dạng nhiều loại câu hỏi: từ kiến thức toán THPT như lũy thừa, hình học, giải phương trình căn,… cho đến toán logic như của IB.
  • Lý và Hóa: hầu hết là kiểm tra kiến thức trung học. Sinh viên Việt Nam nếu nắm vững kiến thức cấp 3 thì có thể làm đề này, điểm khó nhất là phải nắm được các thuật ngữ bằng Tiếng Anh để tránh hiểu sai đề.
  • Bài kiểm tra trình độ Tiếng Anh

Khối ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn (Tourism – Hospitality – Hotel Management)

  • Toán kinh tế – logic: bài thi cũng tương tự như Toán trong khối ngành Kinh Tế.
  • Bài luận và trắc nghiệm: nội dung kiểm tra cũng dựa trên tài liệu pre-reading được phát trước đó dành cho ngành này.
  • Thư nguyện vọng (motivation letter): bạn sẽ được yêu cầu viết một lá thư viết về nguyện vọng của bản thân khi theo học ngành này. Bạn cần viết với ngôn từ trau chuốt, lập luận xác đáng để làm profile của bản thân nổi bật so với những thí sinh khác.

Khối ngành Chăm sóc sức khỏe – Điều dưỡng (Health Care – Nursing)

Đợt tuyển sinh mùa xuân 2018 vừa rồi, chỉ có 4 trường sau đây chấp nhận kết quả thi EE ở Việt Nam ngành Nursing: JAMK, Lapland, Saimaa và Seinäjoki.

  • Toán: đề thi của khối ngành này khá đơn giản nhưng yêu cầu kĩ năng tính toán nhanh và chính xác. Tương tự như đề thi IB.
  • Viết luận: đề thi viết luận của Nursing khó hơn so với các ngành khác do đề tài liên quan đến những vấn đề đạo đức, tôn giáo, triết học,… những chủ đề khá xa lạ với nhiều học sinh, sinh viên VN. Vì thế các bạn phải chịu khó đọc sách, báo, tìm tòi thông tin để bổ sung kiến thức, vốn từ vựng chuyên ngành.
  • Thảo luận nhóm: tương tự khối ngành Kinh tế, sinh viên sẽ được chia thành các nhóm nhỏ để cùng thảo luận về một vấn đề liên quan đến ngành Điều dưỡng – Y tá.

Thi đầu vào tại Phần Lan tuyển sinh Phần Lan

Các trường không nằm trong nhóm FINNIPS hoặc các ngành không có trong danh sách thi của FINNIPS sẽ phải thi ở Phần Lan. Sau đây là danh sách các trường tổ chức thi ở Phần Lan hoặc được xét tuyển bằng một phương pháp khác:

  • Arcada UAS
  • Diaconia UAS
  • Haaga-Helia UAS
  • HAMK UAS
  • Humak UAS
  • Metropolia UAS
  • Novia UAS: chỉ riêng Maritime Management là tổ chức thi ở VN.
  • Savonia UAS

Xét điểm SAT

Đây là phương thức xét tuyển mới được sử dụng từ đợt nộp đơn mùa thu năm 2017. Rất nhiều trường sử dụng cả 2 phương thức để tuyển sinh: tổ chức thi EE và xét điểm điểm SAT, mặc dù số lượng sinh viên được lựa chọn thông qua điểm SAT thường ít hơn.  Sinh viên phải thông qua College Board gửi điểm SAT về trường mà mình đăng ký học. Thường thì hạn chót nộp điểm SAT là vào giữa tháng 4. Danh sách các trường sử dụng điểm SAT để xét tuyển bao gồm:

  • Arcada UAS
  • Haaga-Helia UAS
  • HAMK UAS
  • Humak UAS: dựa vào điểm SAT + interview
  • Lahti UAS
  • Laurea UAS
  • Metropolia UAS
  • JAMK UAS: chỉ riêng ngành International Logistics, 20% sinh viên theo chỉ tiêu trúng tuyển sẽ được xét dựa vào điểm SAT.
  • Oulu UAS: chỉ áp dụng cho ngành IT
  • Saimaa UAS
  • Savonia UAS
  • Turku UAS
  • VAMK (Vaasa UAS)

Cách xét tuyển riêng biệt

Ngoài các cách xét tuyển trên, có vài trường còn có phương thức tuyển sinh riêng. Trường Satakunta UAS tổ chức thi EE online cho sinh viên. Trường Centria UAS không tổ chức thi EE mà thay vào đó yêu cầu sinh viên nộp các hồ sơ sau:

  • Bằng tốt nghiệp cấp 3
  • Bảng điểm cấp 3
  • Thư nguyện vọng (motivation letter)
  • Video giới thiệu bản thân, tại sao lựa chọn chuyên ngành này.
  • Chứng chỉ IELTS (không bắt buộc nhưng nếu có sẽ tăng thêm cơ hội trúng tuyển)

Tuyển sinh bậc Thạc Sĩ của các trường UAS Phần Lan

Chương trình Thạc Sĩ của các trường UAS thường kéo dài 1.5 – 2 năm, phải hoàn thành 60-90 tín chỉ. Khác với bậc Cử Nhân, bậc Thạc Sĩ không có kì thi đầu vào chuẩn hóa mà mỗi trường sẽ có những điều kiện tuyển sinh riêng. Yêu cầu chung cho chương trình Thạc Sĩ của các trường UAS là:

  • Tốt nghiệp đại học bậc Cử Nhân, học chuyên ngành liên quan đến chuyên ngành xin học.
  • Chứng minh có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.

Một số trường sẽ chỉ xét hồ sơ, một số trường thì có thêm kì thi đầu vào. Trong mạng lưới FINNIPS hiện nay, có duy nhất JAMK tổ chức kì thi đầu vào tại Việt Nam cho bằng Master chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế.

Tuyển sinh bậc Cử Nhân của các trường University

Các trường Đại học nghiên cứu (University) của Phần Lan KHÔNG có chương trình dạy bằng Tiếng Anh cho sinh viên quốc tế, ngoại trừ Đại học Aalto. Aalto không tổ chức thi đầu vào mà tuyển sinh và xét duyệt học bổng hoàn toàn dựa trên điểm SAT. Đọc thêm bài viết về Đại học Aalto để biết rõ hơn về quy trình và điều kiện tuyển sinh của trường này.

Tuyển sinh bậc Thạc Sĩ của các trường University

Đối với các chương trình Thạc Sĩ của các trường University, sinh viên không cần phải có 3 năm kinh nghiệm như các trường UAS. Điều kiện chung bao gồm:

  • Tốt nghiệp đại học bậc Cử Nhân, học chuyên ngành liên quan đến chuyên ngành xin học.
  • Trình độ Tiếng Anh IELTS 6.5 hoặc 7.0

Tùy từng trường, từng ngành sẽ có những yêu cầu riêng biệt. Ví dụ, Hanken School of Economics và Đại học Aalto đều có yêu cầu điểm GMAT và sử dụng điểm này để chọn lọc những sinh viên xuất sắc nhất nhận học bổng.

Các bước nộp hồ sơ Đại học Helsinki

Video hướng dẫn các bước xin học tại Đại học Helsinki với minh họa animation thú vị. Các bước này không chỉ áp dụng cho ĐH Helsinki mà hầu hết các trường University tại Phần Lan.

Địa chỉ: 19 đường 46, phường Thảo Điền, quận 2, Tp.HCM
SĐT: +84 90 336 12 87
Email: enquiries@thetreeacademy.edu.vn

The Tree Academy