Úc hay New Zealand?

Không nổi tiếng bằng Hoa Kỳ hay châu Âu, nhưng hiện nay, Úc và New Zealand đang là xu hướng du học mới trong cộng đồng những bạn trẻ ấp ủ giấc mơ du học. Ai có thể chối cãi được nét hấp dẫn của thiên nhiên kỳ vĩ và con người Úc châu tử tế?

Nhưng,  Úc hay New Zealand?

Cả hai cường quốc du học này liên tục đưa ra những đề nghị hấp dẫn nhất dành cho du học sinh, càng khiến cho việc phải lựa chọn trở nên khó khăn không tưởng, nhưng chớ vội bỏ cuộc, vì thật ra vẫn còn có những tiêu chí khác để đưa lên bàn cân như khí hậu nơi nào phù hợp với bạn hơn, bạn mê nền văn hóa nào, chương trình học, chi phí, tình yêu dành cho bóng bầu dục (người New Zealand cực kỳ mê bóng bầu dục rugby), và, không kém phần quan trọng, bạn thích ngữ điệu của quốc gia nào hơn?

Những phần tiếp theo dành cho bạn tham khảo trước khi đưa ra quyết định!

Dân số, khí hậu và vị trí địa lý

Bạn đã từng rợn gáy môn Địa lý suốt quãng đời mài đũng quần ở trường? Đây là lúc bạn vận dụng kiến thức môn học tưởng chừng như vô dụng này đó ha.

Úc và New Zealand tựa vào nhau trơ trọi giữa một góc thế giới gọi là “Châu Đại dương”, rõ ràng là việc đi đi về về giữa Việt Nam – Úc hay New Zealand cũng đã là một vấn đề cần phải suy tính. Nhưng bù lại, hai quốc gia này có toàn quyền vỗ ngực tự hào vì hệ sinh thái độc đáo mà không nơi nào khác trên thế giới có thể sánh được. Kể ra cũng bõ công bạn ngồi ê mông trên những chuyến bay. Cộng thêm hàng đống  môn thể thao mạnh mẽ thỏa mãn cơn nghiện adrenaline và sự thân thiện rùng rợn của người Úc khiến bạn không muốn rời khỏi đây. Thiệt tình cũng tốt thôi, vì quốc gia gần nhất cũng cách đó cả trăm, cả ngàn dặm!

Úc là quốc gia lớn thứ 6 thế giới, đông dân và diện tích khổng lồ. Từ vỏn vẹn trên dưới 2 triệu dân tính cả thổ dân bản xứ lẫn vài nghìn tù nhân Anh quốc từ thế kỷ 18, bây giờ đã là 23 triệu dân. Đặc biệt ở chỗ, 90% dân số là thị dân tụ tập ở các phố biển. Với con số như vậy, hổng có gì phải ngạc nhiên khi một nửa dân Úc sinh sống ở 5 thành phố lớn của quốc gia.

TheTreeAcademy_newzealand_australia_ Úc hay New Zealand
Nước Úc

Khu vực Outback rộng lớn nằm giữa lòng nước Úc đầy hoang dã và chỉ có lèo tèo vài người dân, rất đẹp, nhưng dĩ nhiên, không phải là nơi bạn học tập. Bạn có thể thăm thú Great Barrier Reef – Đại Bảo Tiều – một trong 7 kỳ quan thế giới, ngọn núi đá Ayers, những bãi biển hoang sơ; ngắm loài thú có túi được yêu thích-Kangaroo, và tìm hiểu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Với thiên nhiên như vậy thì trách sao người Úc lúc nào cũng tràn đầy năng lượng? Được bao phủ bởi các sa mạc lớn và là châu lục nhận được lượng mưa ít thứ nhì thế giới (chỉ sau Nam cực), phần lớn Úc có khí hậu nóng và khô, bờ biển phía bắc mang khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn hòa hơn ở phía đông nam vùng lân cận Sydney. Kem chống nắng là vũ khí duy nhất bạn phải kè kè theo bên  người!

New Zealand hay còn gọi là Aotearoa theo ngôn ngữ Maori, tương đối nhỏ bé so với Úc, chia ra thành hai quần đảo chính và được ưu ái đặt cho hai cái tên đậm chất “sáng tạo”: Bắc Đảo và Nam Đảo 🙂 Xung quanh hai quần đảo chính này là những hòn đảo vệ tinh. New Zealand là một trong những vùng đất trẻ và còn đang trong giai đoạn hình thành lục địa, sự bất ổn địa lý “cố tình” đem đến cho quốc gia những đoạn đứt gãy ngoạn mục, đẹp đến nỗi được chọn là vùng đất thần tiên Middle Earth trong bộ phim bom tấn “Lord of the Rings”. Bạn sẽ chỉ ước gì mình có đủ thời gian để phượt ngắm những đỉnh núi cao vút phía Nam Alps (ngắm từ xa thôi, Alps luôn là thách thức lớn đối với cộng đồng leo núi thám hiểm), những bãi cát đen nhánh của bãi biển Muriwai, vùng vịnh hẹp đẹp tuyệt trần ai của công viên quốc gia Te Anau và khu trượt tuyết đình đám ở Queenstown.

TheTreeAcademy_newzealand_mountcook_ Úc hay New Zealand
Mount Cook là một phần của dãy South Alps, New Zealand – ảnh: pinterest

Với địa lý đứt gãy, New Zealand thay đổi khí hậu chóng mặt giữa các vùng đất. Từ vùng trồng nho bán-khô ở đồng bằng Trung Otago cho tới những đỉnh núi phủ tuyết của Nam Đảo. Đảo quốc New Zealand nhìn chung mang khí hậu ôn hòa, mát mẻ với lượng mưa hợp lý; nhưng bạn chớ coi thường, thời tiết có thể thay đổi đột ngột bất kỳ lúc nào. Một mánh nho nhỏ của người dân địa phương: thời tiết sẽ diễn ra hoàn toàn trái ngược với những gì trên đài dự báo, không sai một ly! 🙂 Thực tế đã chứng minh mánh này của người New Zealand hiệu nghiệm trăm phần trăm!

Chuyện thật như đùa mà mọi người vẫn kháo nhau về New Zealand: Cừu còn đông hơn người! Bạn tin hông? Cứ bảy con cừu thì mới có một người! Đây là con số chính xác được thống kê trên những kênh uy tín hẳn hoi 🙂 Gần ba phần tư của 4,4 triệu dân New Zealand tập trung ở Bắc Đảo và một phần ba số này tụ tập quanh khu thành thị Auckland, vậy nên New Zealand có hàng đống chỗ cho bạn duỗi chân ngắm trăng sao!

TheTreeAcademy_newzealand_sheep_ Úc hay New Zealand
Ở New Zealand, cừu còn đông hơn người!

Đi Úc với New Zealand tốn nhiêu tiền ăn ở?

Định kiến về Úc xưa nay là vùng đất đắt đỏ. Xui thiệt xui, Úc đắt đỏ thiệt. Bất lợi duy nhất của việc sống trên một hòn đảo là hầu hết sản phẩm đều phải nhập từ nơi khác về chớ hông sản xuất tại chỗ, vì vậy giá thành cứ thế mà đội lên.

Bảng xếp hạng Phí Sinh hoạt Mercer năm 2012 xếp Sydney ở hạng 11, vừa đủ trượt ra khỏi Top 10 thành phố đắt đỏ nhất hành tinh. Melbourne về thứ 15, Perth hạng 19; thủ đô Canberra, Brisbane và Adelaide bám sát ở hạng 23, 24 và 27. Một nghiên cứu gần đây liệt Sydney và Melbourne vào hàng Top 5, Sydney đứng hạng 3.

Theo tỉ giá hiện tại thì đồng Úc ngang ngửa đô-la Mỹ, nhưng giá cả ở Úc cao hết hồn! Một số sản phẩm có giá thành tương tự nơi khác, nhưng thức ăn thì cực kỳ đắt! Lốc bia sáu lon bên ngoài bán $15 (ở Sài Gòn bạn có thể mua cả két bia với nhiêu đây tiền 🙂 ); thử gọi một ly bia trong quán bar xem, dân New York thứ thiệt cũng phải sững sờ khi phải trả $10 cho một ly bia LĐại học Công nghệ Sydney khuyến cáo sinh viên nên chuẩn bị từ $14,786 đến $25,680 cho một năm sống tại thành phố. Thực tế phũ phàng mà lứa du học sinh đi trước truyền lại là bạn sẽ phải tốn ít nhất $18,610/năm. Nếu con tim bạn đang hướng về Úc. Hãy để dành từng-đồng-một (hoặc từng-tờ-$100) ngay từ bây giờ!

So với Úc, chi phí ở New Zealand có phần “phải chăng” hơn, thành phố Auckland đắt đỏ nhất cũng khiêm tốn ở hạng 56 thế giới. Góp mặt vào Top 200 là thủ đô Wellington, xếp hạng 74 đầy uy nghi 🙂 Không hẳn là rẻ, nhưng so với anh bạn Úc hàng xóm thì đúng là một lợi thế cạnh tranh 🙂

USD $1 ăn NZD $1.2, hông quá khác biệt, nhưng con số $0.2 này lại làm nên nhiều chuyện. Một ly bia giá $3.75 và vé xem phim tầm $8.50. Một bữa ăn bình thường ở nhà hàng tốn $6.75 – $12.50, trong khi ngồi taxi hai dặm ngốn của bạn $7.50 (bằng một bữa ăn, ặc ặc!). So ra thì giá vẫn gấp đôi so với mức tiêu xài của bạn ở Sài Gòn 🙂

Trường Đại học và chương trình học

Chọn Úc thì chắc tới chín mươi chín phần trăm là bạn chuẩn bị đến sống ở một trong 8 thành phố lớn. Sydney có nhiều trường Đại học nhất và cũng có nhiều chương trình học khác nhau để bạn lựa chọn, trong đó Đại học Macquarie và Đại học Sydney được xem là những trường Đại học hàng đầu Úc. Tại đây cung cấp cho bạn các chương trình học từ lĩnh vực “lạ” như Thực vật học cho đến hàn lâm như Ngôn ngữ học. Các thành phố lớn như Melbourne, Brisbane, Perth sẽ cung cấp cho bạn chương trình học mang tầm cỡ thế giới về nghệ thuật, nghiên cứu. Ngoài ra Úc còn là nơi tuyệt vời để bạn nghiên cứu hệ sinh thái biển và công tác bảo tồn.

Không nhiều sự lựa chọn như Úc, bạn sẽ “vô tình” chọn phải một trường Đại học ở Auckland hoặc Wellington, và ở những thành phố nhỏ hơn như Dunedin và Christchurch. Phần lớn các chương trình học ở Auckland được cung cấp bởi trường Đại học Auckland danh giá (trường Đại học hàng đầu New Zealand), và bạn có cơ hội ghi danh vào Khoa học Chính trị hay thậm chí Do Thái học. Nếu đến Dunedin, bạn sẽ được học tại Đại học Otago, trường Đại học đầu tiên trong lịch sử New Zealand, hoặc Đại học Victoria ở cái nôi văn hóa Wellington. Và một số chương trình học còn cho phép bạn thử việc ở các doanh nghiệp và tổ chức trong nước. Còn gì tuyệt vời hơn khi được tham gia vào nền văn hóa bạn yêu mến?

Văn hóa và Nhịp sống miệt dưới quả đất

Các thành phố của Úc thiệt tình là nơi đáng sống. Thành phố quốc tế Sydney tự hào với những công trình kiến trúc đình đám, nhà hàng tầm cỡ, bảo tàng nức tiếng và viện hải dương hàng đầu thế giới. Và đừng quên kể thêm tòa nhà ai-cũng-biết-là-tòa-gì-đấy > Nhà hát con sò. Thủ phủ văn hóa Melbourne và phố công nghiệp Perth phía Tây không mang tầm quốc tế như Sydney nhưng cũng thừa sức chấp bạn chơi hết trong vòng một học kỳ!

Úc mang trong mình phong cách của dân Ăng-lê phương Tây và ảnh hưởng bởi thổ dân bản địa. Nổi danh với nền công nghiệp rượu, dàn diễn viên cao ráo 🙂 và vận động viên bơi lội quyến rũ tại các thế vận hội Olympic; Úc quả là quốc gia nơi bạn thoải mái chơi ném dĩa với bạn bè và đãi nhau vài ly bia 🙂 Như anh em một nhà, New Zealand và Úc hay “đùa” nhau bằng những câu chuyện châm biếm muôn thuở về quốc tịch của loài cừu và ngữ điệu đặc biệt. Và đỉnh điểm của cái sự đùa này luôn rơi vào những trận đấu bóng bầu dục rugby, vì vậy, hãy cẩn trọng, khi ở quốc gia này thì không nên tâng bốc quốc gia kia  🙂

Nếu nhìn theo con mắt của một phượt-er chính gốc, New Zealand chắc chắn “quyến rũ” hơn Úc nhiều. Dường như người dân New Zealand hai cũng có nghề tay trái ở những công ty kinh doanh mảng “mạo hiểm ngoài trời”. Họ luôn thủ sẵn hai đôi “boots” và một cái  lều để có thể lên đường bất kỳ lúc nào. Dù là quốc gia phát triển nhưng New Zealand có mức thu nhập trung bình không bằng “anh em”, vậy nên dân Kiwi (người New Zealand tự gọi mình là Kiwi) thường tận dụng hết những gì mình có thay vì tiêu tiền: phượt! Các thành phố lớn như Auckland, Wellington và Christchurch không có gì để đãi du học sinh ngoài nhà hàng, nghệ thuật và cuộc sống sôi động về đêm, nhưng hông ai phủ nhận được vẻ đẹp không-nhân-tạo của quốc gia này!

Hiện nay dân Kiwi đang làm hết sức để phục hưng nền văn hóa Maori bản địa. 15% dân số New Zealand là  người Maori và tỉ lệ này còn cao hơn nữa trong độ tuổi thanh niên. Trong vài thập kỷ vừa qua, rất nhiều nỗ lực được đổ ra để bảo tồn văn hóa Maori và giúp nó hội  nhập vào bức tranh chung của dân Kiwi.

Úc hay New Zealand
New Zealand

Dọc theo đất nước New Zealand là những biển hiệu được in cả tiếng Anh lẫn tiếng Maori, và người ta vẫn thích gọi tên địa danh trong nước bằng ngôn ngữ Maori. Ngôn ngữ Maori được dạy trong trường – nếu bạn có thời gian để học, bạn sẽ nhận ra Maori quả là một di sản đầy hấp dẫn không thua gì rugby.

Văn hóa ở New Zealand được mô tả trong hai từ: thoáng và giản dị. Nếu bắt gặp người Kiwi đi chân không giữa đường phố Auckland thì cũng đừng ngạc nhiên, bạn được cảnh báo trước rồi đó! Thậm chí có những công ty còn cho phép nhân viên khỏi mang giày, nhưng dĩ nhiên, phải mặc áo 🙂 Rugby là môn thể thao vua ở xứ Kiwi, đừng nói là The Tree Academy hổng nhắc bạn, trước khi đến New Zealand, bạn phải chuẩn bị cho mình một kho kiến thức về rugby và một chiếc áo thi đấu của đội tuyển quốc gia All Blacks! Dân Kiwi cực kỳ coi trọng hình ảnh quốc gia, là một cư dân quốc tế, khi đến đây chắc chắn là bạn sẽ bị “thẩm vấn” tất tần tật suy nghĩ và tình cảm của bạn dành cho quốc gia này. Liệu liệu đó, chỉ cần một chỉ trích nhẹ nhàng thôi thì cũng đủ để gây cho bạn hậu quả không nhẹ chút nào! Nhưng cũng may  mắn thay, có muốn cũng khó để bạn kiếm ra được một lý do để chỉ trích đất nước đẹp đẽ và thân thiện này ha.