Trải nghiệm “gap years” tại Úc và New Zealand

Là hai quốc gia được yêu thích cho trải nghiệm “gap years”, Úc và New Zealand đem đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời từ những việc làm ngắn hạn và kinh nghiệm không nơi nào có thể so sánh và những chuyến lang thang trên đường phố.

Bạn cần tìm hiểu những gì khi làm một chuyến “gap years” xuống “miền dưới”? (Người Úc gọi vùng đất của họ là “down under”)

VISA

Những yêu cầu của Bộ Nội Vụ dành cho sinh viên xin VISA đến Úc hoặc New Zealand “gap years” khá đơn giản. Bạn sẽ được cấp VISA cho phép bạn ở tối đa 3 tháng tại Úc và 9 tháng tại New Zealand trong thời hạn 18 tháng. VISA loại này không cho phép bạn làm việc ở Úc hoặc New Zealand nên buộc phải chứng minh bạn có đủ khả năng tài chính để trang trải cho chuyến đi.

Nếu bạn mong muốn làm những công việc việc ngắn hạn khi “gap years”, hãy đăng ký loại VISA được phép làm việc.

Làm việc theo mùa

Tùy thuộc vào khoảng thời gian bạn “gap years” mà luôn có những công việc để bạn làm theo mùa từ tỉa cây táo đến hái quả việt quất, làm việc ở các bãi trượt tuyết hoặc cứu hộ ở bãi biển.

Công việc loại này thích hợp với bạn nào chỉ trú lại một thời gian ngắn và người chủ thông cảm cho bạn. Miễn là bạn sẵn sàng làm việc cực nhọc suốt 6 tuần hoặc 3 tháng, họ sẽ vui vẻ để bạn nghỉ việc và tiếp tục cuộc hành trình.

Ở trọ nhà người bản xứ

Nếu bạn muốn trải nghiệm cuộc sống nông thôn, hãy cân nhắc việc ở trọ nhà người bản xứ, hoặc xin ở lại trang trại của họ. Cơ hội bạn hoàn thành mong muốn này là rất cao.

Bạn sẽ được mang ủng cao su, mặc swanndri để giữ ấm (và nếu bạn chọn Úc, bạn còn được đội một cái mũ được treo lủng lẳng vài thứ để đuổi ruồi, chưa kể việc ngủ trong ổ), và dĩ nhiên bạn sẽ được chỉ bảo để làm những công việc hằng ngày. Nếu trước đó bạn quen sống trong một cộng đồng quốc tế hóa, chật chội và đông đúc; Bạn hẳn nhiên không bao giờ quên được không khí thôn quê, cánh đồng bạt ngàn và yên tĩnh.

Trải nghiệm “gap years” tại Úc và New Zealand
Swanndri, ủng cao su và nón cao bồi

Giải trí

Bạn đâu muốn làm việc suốt “gap years” đúng không? Vậy bạn làm gì để sử dụng khoản thời gian còn lại?

New Zealand nổi tiếng với du lịch mạo hiểm: từ thả bè trên những con sóng cuồn cuộn đến nhảy bungy, từ đi trên tàu phản lực đến bay lượn trên bầu trời. Nếu bạn là người nghiện adrenaline, New Zealand đang chờ đón bạn.

Trải nghiệm “gap years” tại Úc và New Zealand
Trải nghiệm bungy

Úc cũng sẽ đãi bạn bằng mặt trời và khí hậu ấm áp, bãi biển Gold-Coasts lừng danh, hòn đảo Whit Sunday cùng Fraser Islands đẹp mê hồn, và một trong những kỳ quan thế giới: Great Barrier Reef (Rặng San hô lớn). Nếu không thích biển, bạn hãy ở tại đất liền để ngắm kỳ quan thiên nhiên ngoạn mục: Ayers Rock.

Liên tục di chuyển

Khi muốn, bạn hoàn toàn có thể khám phá các hòn đảo: Fiji, Tonga, Samoa, Cook Islands, New Caledonia. Nơi đây tồn tại những nền văn hóa độc đáo, được bảo tồn bởi những cư dân sinh sống trên những hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Những địa điểm này đều dễ dàng đến được từ Úc và New Zealand, cùng với đó là những cơ hội để làm việc và giải trí.

Trải nghiệm “gap years” tại Úc và New Zealand
Great Barrier Reef

Người Úc và New Zealand nổi tiếng sống thoải mái và dễ tính, họ thích tiếp xúc với người ngoại quốc. Dù bạn chọn nơi nào làm điểm đến, bạn cũng sẽ được chào đón nồng hậu. Cả hai quốc gia này đều sử dụng tiếng Anh nên bạn sẽ không gặp trở ngại trong giao tiếp và cả hai đều gần châu Á, thật lý tưởng!

Mà có khi, bạn sẽ “gap years” cả hai nơi 🙂