6 điều bạn nên biết trước khi đặt chân đến Canada

“O Canada! Our home and native land!

True patriot love in all thy sons command.

With glowing hearts, we see thee rise,

The True North strong and free!

From far and wide,

O Canada, we stand on guard for thee.

God keep our land glorious and free!

O Canada, we stand on guard for thee.

O Canada, we stand on guard for thee.”

Bạn đã biết gì về Canada? Bản quốc ca hùng tráng, vang dội? Vị thủ tướng bảnh trai Justin Trudeau? Quốc gia với hệ thống an sinh xã hội tốt nhất thế giới? Hay những chiến khăn choàng sọc cho những ngày lạnh giá?

Có thể bạn đã đi nhiều nơi, và cũng thuộc túyp người dễ thích nghi khi bước vào một môi trường mới – Nhưng đừng vội chủ quan, biết một vài điều dưới đây sẽ khiến cho chuyến du hành của bạn đến Canada suôn sẻ hơn rất nhiều đấy!

  1. Hệ thống đo lường

Theo lý thuyết, người Canada sử dụng hệ thống đo lường là mét. Nhưng trong thực tế, bạn sẽ thấy họ sử dụng các thước đo khá lộn xộn. Ví dụ, khoảng cách địa lý và tốc độ thường được tính bằng kilomet. Để đổi ra đơn vị “dặm”, hãy làm phép nhân với 0.6. Quy luật là vậy, nhưng nếu bạn hỏi một người địa phương rằng họ cao nhiêu thì anh ta sẽ cho bạn con số theo đơn vị feet và inches, và nếu bạn đủ “dày mặt” để hỏi về cân nặng, bạn sẽ có câu trả lời bằng đơn vị pound.

Người Canada cũng không nhất quán đơn vị đo nhiệt độ. Dự báo thời tiết của buổi sớm chạm tới mức 25 độ có thể khiến bạn kiếm tìm một chiếc áo da dày có mũ trùm đầu, nhưng thực chất, đó là đơn vị độ C cơ. 25 độ C sẽ tương đương với 77 độ F (Fahrenheit) và dĩ nhiên, bạn không cần đến chiếc áo kia rồi. Để quy đổi, bạn hãy nhân độ C cho 1.8 rồi cộng thêm 32. Chỉ đơn giản thế thôi! Trong trường hợp bạn muốn dùng lò nướng, thì tớ xin bật mí rằng: người Canada nướng theo độ F nhé.

Photo by Jimi Filipovski on Unsplash
  1. Tiền tệ

Mặc dù nhiều cửa hàng ở Canada vẫn chấp nhận đồng đô la Mỹ trong thanh toán, nhưng xin nhắc lại rằng, Canada hoàn toàn là một quốc gia độc lập, có hệ thống tiền tệ riêng. Đầu tiên, ở Canada không có đồng 1 cent. Việc mua bán trả bằng tiền mặt thường được làm tròn đến đồng 5 cent, còn thẻ tín dụng sẽ tính tiền chính xác đến từng con số. Thứ 2, nếu ai đó hỏi xin bạn một đồng loonie, đừng bận tâm quá – họ đang nói đến đồng $1 đô, có hình chú chim ở một mặt. Đồng $2 đô của Canada thì được gọi là toonie. Cuối cùng, từ mệnh giá $5 đô trở lên, tiền Canada cũng được phân loại giống như tiền tệ của Mỹ; nhưng tiền giấy sẽ có đủ màu sắc cầu vồng và được làm từ nhựa, nghe thoang thoảng mùi hương gỗ thích.

  1. Parlez-Vous?

Canada có 2 ngôn ngữ chính là: tiếng Anh và tiếng Pháp. Tiếng Pháp là ngôn ngữ “thống trị” tại tỉnh Quebec. Tuy nhiên, giọng mũi và tiếng lóng của người Quebec khác một trời một vực với tiếng Pháp của người Paris mà bạn đã từng học ở trường. Để luyện đọc tiếng Pháp, hãy thẳng tiến đến các cửa hàng bách hoá – những sản phẩm đóng gói ắt hẳn sẽ có các nhãn hiệu song ngữ, tha hồ cho bạn luyện tập.

Người Canada cũng được học tiếng Pháp ở trường. Tuy nhiên, với những khu vực ở càng xa Quebec, họ lại càng ít sử dụng thứ tiếng này. Với nhiều người, sự xuất hiện của tiếng Pháp chỉ gói vỏn vẹn lại ở mặt sau của hộp ngũ cốc 😉 Ngoài ra, bạn cũng sẽ bắt gặp một số ngôn ngữ khác ở Canada. Chẳng hạn, tiếng Ý hoặc Punjab nếu bạn ở thành phố Toronto, tiếng Hoa hay tiếng Tagalog nếu ở Vancouver.

  1. Ẩm thực

Bản sắc ẩm thực Canada được tạo nên từ đặc sản của mỗi vùng. Vì là quốc gia của người nhập cư nên các đặc sản này thường là những món ăn du nhập được kết hợp với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Nếu phải kể tên một món ăn nổi bật của xứ sở lá phong, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Poutine. Đây là món ăn bắt nguồn từ tỉnh Quebec, với thành phần chính là khoai tây chiên, được chôn vùi trong lớp sữa đông pho mát và nước sốt thịt bò. Poutine thường được phục vụ trong những nhà hàng, quán bar, các quán rượu hay xe bán thức ăn nhanh và là “mồi nhắm” cho rất nhiều loại đồ uống.

Ở tỉnh Manitoba và Saskatchewan, món Pierogi truyền thống của đất nước Ba Lan được những người nhập cư gốc Ukraina chế biến lại và xuất sắc đến nỗi được đánh giá là một trong các Pierogi ngon nhất ngoài khu vực Đông Âu.

Vùng ven biển tỉnh British Columbia với số lượng dân Châu Á đáng kể là cơ hội để bạn cảm nhận tinh hoa ẩm thực Trung Hoa. Đi dọc theo lãnh thổ, bạn có thể trải nghiệm những món ăn từ thời người Anh-điêng – những dân cư đầu tiên của Canada – thường sử dụng hải sản địa phương hoặc thịt, cỏ và quả mọn trong nấu nướng.

  1. Những cái bụng phệ

Một số thành phố dọc biên giới của Canada rất nổi tiếng với giới trẻ Mỹ vì có độ tuổi cho phép uống bia rượu dưới 18. Nhưng ngoài việc là chốn “thiên đường” cho những tay say xỉn, Canada cũng tự hào với 2 khu vực sản xuất rượu lớn, nằm ở tỉnh Ontario và British Columbia. Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên một số chai rượu có dán nhãn VQA (Vintners Quality Assurance) – nhãn này cho biết rượu có xuất xứ từ Canada, được ủ từ những trái nho được gieo trồng trên chính mảnh đất này; tuy nhiên, nếu rượu có nhãn “Cellared in Canada” (Tạm dịch: Được ủ tại Canada) thì nó không mang ý nghĩa tương đương đâu nhé!

Văn hóa uống rượu của Canada cũng được chấp vá như chính luật lệ của nó và khác nhau theo từng vùng. Ở Quebec có một khái niệm là “Cinq à sept” – là một buổi tụ họp diễn ra sau giờ làm việc và trước giờ ăn tối, thường nằm trong khung giờ từ 5.00 pm đến 7.00 pm. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy được đồ uống có cồn vào buổi Cinq à sept hay mua được rượu ở các cửa hàng góc phố. Trong khi đó, tại tỉnh British Columbia, mua bán rượu gần như bị cấm ở các cửa hàng bán nước uống và việc mua rượu vào Happy Hour vẫn tương đối mới mẻ với họ. Suy cho cùng, Happy hour vẫn chỉ là một ngoại lệ, ở thành phố Vancouver, hội đồng thành phố vẫn cấm tuyệt đối việc mua bán này.

“I’m sorry, eh”
  1. Chúng tôi là người Canada

Một khác biệt lớn giữa Canada và Mỹ chính là việc Canada có các luật kiểm soát súng chặt chẽ hơn. Người Canada, theo Hiến pháp, không có quyền được trang bị vũ khí, và việc mang theo các loại vũ khí trong người nói chung cũng không được phép.

Những chính sách này cũng phù hợp với danh tiếng là quốc gia lịch thiệp của Canada. Còn gì về người Canada nữa không? Còn. Kín đáo và tử tế. Nhưng đừng nhầm điều này với sự thân thiện: Người Canada thường mỉm cười và gật đầu thay vì thể hiện sự không đồng ý – dù việc này có thể tạo ra khoảng cách giữa hai người đang giao tiếp. Điều đó cũng hợp lý nếu bạn xem xét đến những giá trị không chính thức của Canada: lòng khoan dung và không ưa gây gỗ. Ngoại lệ duy nhất của họ là môn khúc côn cầu, một trong ít thứ khiến người Canada trở nên tuyệt vọng đến mức có thể bùng nổ một cuộc chiến.

Cuối cùng, người Canada có thói quen sử dụng vô tội vạ từ “sorry”, dù hiếm khi cho mục đích xin lỗi. Có thể đó là lời xin lỗi bâng quơ khi băng qua ai đó trong lối đi của cửa hàng tạp hóa, hay chỉ là câu xin lỗi thụ động công kích hướng đến tên khốn vừa đụng trúng bạn. Teehee 😀